Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán về đáy 2 năm

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index để rơi gần 40 điểm; Lãi suất liên ngân hàng hạ nhiệt, tỷ giá đi ngang; Doanh nghiệp “cạn tiền” và manh nha những cuộc bán mình; Doanh nghiệp niêm yết tăng trữ tiền mặt; Còn quá sớm để xu hướng tăng của đồng đô la kết thúc…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán về đáy 2 năm

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 10/11 giảm 100.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, giá vàng SJC tại Hà Nội vào cuối ngày hôm nay đã giảm thêm 100.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại 66,30 – 67,32 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 5,9 USD xuống mức 1.706,7 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng gần như chỉ đi ngang quanh ngưỡng này cho đến cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 110,70 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 10/11 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.686 đồng/USD, giảm 2 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.720 – 24.870 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm mạnh về gần 15.800 USD, thì sang phiên hôm nay đã có nhịp hồi phục và lên trên 16.500 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,13 USD (-0,13%), xuống 85,70 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,10 USD (-0,11%), xuống 92,55 USD/thùng.

VN-Index lao dốc mạnh về đáy 2 năm

Thị trường lao dốc như trong cơn hoảng loạn, có thời điểm VN-Index có lúc mất tới gần 50 điểm, với hơn 4% giá trị thị trường, sau đó có phục hồi nhẹ nhưng vẫn chia tay 38,36 điểm (-3,89%) trong ngày.

Sàn HOSE có thời điểm chỉ hơn 10 mã tăng, lực cung đẩy vào thị trường khiến có thời điểm hơn 450 mã giảm, trong đó, có tới hơn 190 nằm sàn. Không loại trừ đây là một phiên mà các lệnh bán giải chấp (Force sell) được tung vào thị trường, khi đã rất nhiều cổ phiếu sau thời gian cầm cự đã thủng đáy cả ngắn lẫn dài hạn.

Chỉ số VN- thủng 940 điểm. Tại ngưỡng điểm này, một số bluechip thoát được giá sàn hoặc thoát đáy trong phiên đã giúp VN-Index trở lại gần 945 điểm và nhích thêm đôi chút trong phiên ATC.

Dù vậy, việc VN-Index kết phiên ở 947 điểm đã xóa tan thành quả có được cách đây tròn hai năm.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 6,77 triệu đơn vị, nhưng tổng giá trị là mua ròng 92,17 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 10/11: VN-Index giảm 38,35 điểm (-3,89%), xuống 947,24 điểm; HNX-Index giảm 9,00 điểm (-4,47%), xuống 192,39 điểm; UpCoM-Index giảm 3,41 điểm (-4,72%), xuống 68,8 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall đã giảm điểm vào thứ Tư (9/11), do kết quả của cuộc bầu cử giữa nhiệm vẫn chưa rõ ràng, và sự tập trung của các nhà đầu tư chuyển sang dữ liệu lạm phát vào thứ Năm để tìm manh mối về con đường tăng lãi suất của Fed trong tương lai.

Với kết quả bầu cử vẫn chưa chắc chắn, các nhà đầu tư đang tập trung vào dữ liệu lạm phát sẽ được công bố vào thứ Năm, dự kiến ​​sẽ làm sáng tỏ việc liệu Fed có thể bớt diều hâu hơn trong quá trình tăng lãi suất hay không.

Kết thúc phiên 9/11, chỉ số Dow Jones giảm 646,89 điểm (-1,95%), xuống 32.513,94 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 79,54 điểm (-2,08%), xuống 3.748,57 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 263,03 điểm (-2,04%), xuống 10.353,18 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm theo chân Phố Wall đêm qua, cùng các cổ phiếu lớn như Honda Motor và Sumitomo Rubber giảm do dự báo kinh doanh đáng thất vọng.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 mất 0,98% xuống 27.446,10 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,66% xuống 1.936,66 điểm.

Chihiro Ohta, Trợ lý tổng giám đốc bộ phận nghiên cứu đầu tư và dịch vụ tại SMBC Nikko Securities cho biết: “Sự sụt giảm của Phố Wall qua đêm đã ảnh hưởng đến thị trường Nhật Bản ở một mức độ nhất định, nhưng cũng không ít các nhà đầu tư đã bán mạnh tay hơn do thất vọng với các công ty báo cáo triển vọng tồi tệ hơn dự kiến”.

Cổ phiếu Honda Motor giảm 4,08% do bản cập nhật dự báo kết quả kinh doanh năm nay đã không đạt mức trung bình của 24 nhà phân tích đã đưa ra trước đó, ngay cả khi hãng này đã nâng triển vọng lợi nhuận hoạt động cả năm.

Cổ phiếu Sumitomo Rubber Industries giảm 12,74% do hãng sản xuất lốp xe này cắt giảm dự báo lợi nhuận năm.

Đi ngược xu hướng, Kajima tăng 6,91%, sau khi công ty xây dựng này nâng triển vọng lợi nhuận năm tài chính hiện tại. Kawasaki Heavy Industries tăng 5,27% khi hãng sản xuất máy bay và tàu hỏa cũng có động thái tương tự.

Chứng khoán Trung Quốc giảm vào, do tình hình lây lan Covid-19 ngày càng tồi tệ và dữ liệu kinh tế yếu ớt trong ngày hôm qua đã vượt qua sự lạc quan về một nền kinh tế cuối cùng sẽ mở cửa trở lại.

Đóng cửa, Shanghai Composite mất 0,39% xuống 3.036,13 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,77% xuống 3.685,69 điểm,

Trung Quốc đã báo cáo 9.005 trường hợp nhiễm Covid-19 mới trong ngày hôm nay, bao gồm cả những trường hợp có triệu chứng và không có triệu chứng, so với 8.335 trường hợp mới một ngày trước đó.

Tại trung tâm sản xuất Quảng Châu phía nam Trung Quốc, hàng triệu cư dân đang được test Covid-19, trong cuộc chiến chống lại đợt bùng phát tồi tệ nhất của thành phố này cho đến nay.

Triển vọng kinh tế ảm đạm bù đắp cho sự lạc quan rằng Trung Quốc có thể nới lỏng các hạn chế chống Covid-19 vào mùa xuân tới. Những hy vọng như vậy đã kích hoạt một đợt tăng giá mạnh của cổ phiếu Trung Quốc vào tuần trước.

Chứng khoán Hồng Kông cũng giảm do đà lao dốc của nhóm cổ phiếu công nghệ.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,7% xuống 16.081,04 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 1,7% xuống 16.081,04 điểm.

Tại Hồng Kông, nhóm cổ phiếu công nghệ giảm 3,3%, trong khi các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc niêm yết tại Thành phố giảm 0,7%

Chứng khoán Hàn Quốc giảm, kết thúc đợt tăng bốn phiên liên tiếp, do sự thận trọng của giới đầu tư trước dữ liệu lạm phát của Mỹ sẽ được công bố vào ngày mai.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 22,18 điểm, tương đương 0,91% xuống 2.402,23 điểm.

“Thị trường giảm khi người nước ngoài chuyển sang bán ròng, trong bối cảnh thận trọng về dữ liệu lạm phát của Mỹ”, nhà phân tích Lee Kyoung-min của Daishin Securities cho biết.

Trong số các cổ phiếu lớn, gã khổng lồ công nghệ Samsung Electronics giảm 2,58% và SK Hynix giảm 0,11%, nhưng nhà sản xuất pin LG Energy Solution lại tăng 1%.

Cổ phiếu năng lượng sạch tăng, với CS Wind và Hyundai Energy Solution tăng lần lượt 1,82% và 0,88%, nhờ thành tích tốt hơn mong đợi của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử giữa kỳ ở Mỹ.

Kết thúc phiên 10/11: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 270,33 điểm (-0,98%), xuống 27.446,10 điểm, Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải 12,04 điểm (-0,39%), xuống 3.036,13 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 277,48 điểm (-1,70%), xuống 16.081,04 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 22,18 điểm (-0,91%), xuống 2.402,23 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Lãi suất liên ngân hàng hạ nhiệt, tỷ giá đi ngang

Thị trường lãi suất, tỷ giá tạm thời hạ bớt độ nóng khi tỷ giá đi ngang, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng giảm khá mạnh. Dù vậy, áp lực với chính sách tiền tệ vẫn còn rất lớn..>> Chi tiết

- Doanh nghiệp “cạn tiền” và manh nha những cuộc bán mình

“Thực sự nhiều doanh nghiệp đang ở tình cảnh rất đáng thương. Họ bày lên bàn các tài sản hiện có và nói với chúng tôi trả giá nào cũng được, miễn sao bơm cho họ nguồn”, lãnh đạo một quỹ đầu tư có quy mô 14.000 tỷ đồng kể..>> Chi tiết

- Doanh nghiệp niêm yết tăng trữ tiền mặt

Các doanh nghiệp niêm yết có xu hướng gia tăng tích trữ tiền mặt trong bối cảnh lãi suất tăng, thị trường gặp khó..>> Chi tiết

- Còn quá sớm để xu hướng tăng của đồng đô la kết thúc

Đồng đô la Mỹ bị bán mạnh trong ba ngày qua do chứng khoán toàn cầu phục hồi và khả năng chấm dứt chính sách Zero Covid của Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của những người tham gia trên thị trường..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục