Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán trong nước bùng nổ

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index vọt lên trên 1.405 điểm; Ngân hàng đối mặt với áp lực huy động vốn dài hạn; Gỡ chiếc “hộp đen” sàn HOSE; Dòng tiền không dễ rời bỏ chứng khoán; Đo lường cơ hội ngắn hạn của thị trường chứng khoán; Chứng khoán châu Á giao dịch thận trọng cao độ; Hai thái cực chính sách tiền tệ trên thế giới… là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán trong nước bùng nổ

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 28/6 tăng 50.000 đồng/lượng chiều mua vào nhưng giảm 50.000 đồng/lượng chiều bán ra so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã không đổi chiều mua vào nhưng giảm 50.000 đồng/lượng chiều bán ra, hiện niêm yết tại mức 56,50 – 57,02 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ tăng 7 USD lên 1.781,5 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng nhích lên 1.785 USD/ounce, nhưng đã yếu đi sau đó và về quanh 1.775 USD/ounce vào cuối giờ chiều.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,09% xuống 91,77 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 28/6 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.169 đồng, giảm 10 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.920 - 23.120 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,12 USD (+0,16%), lên 74,17 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,07 USD (+0,09%), lên 76,25 USD/thùng.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua chỉ xoay nhẹ quanh 33.000 USD thì sang hôm nay đã tăng vọt từ sớm lên trên 35.000 USD, trước khi điều chỉnh về gần 34.000 USD/BTC vào cuối ngày.

Chứng khoán trong nước

VN-Index tăng vọt

Dòng tiền sôi động đã nhập cuộc ngay khi mở giúp thị trường lên một đỉnh cao mới tại mức hơn 1.400 điểm và tiếp tục leo lên 1.405 điểm ngay khi bước vào phiên chiều.

Mặc dù sau đó nhiều mã đã “hụt hơi”, nhưng đóng cửa VN-Index vẫn đã trở lại mức gần cao nhất ngày với thanh khoản cải thiện đáng kể so với những phiên gần đây.

Nhóm cổ phiếu trụ cột ngân hàng khoe sắc, đặc biệt là các mã ở top dưới với MSB tăng trần lên 30.300 đồng, TPB +4,9%, OCB +3,7%, HDB +2%. Còn các mã lớn trong ngành có BID +3%, TCB +3,9%.

Nhiều mã nhỏ lẻ cũng đua nhau tăng trần, như AAA, IJC, TTF, CKG, VNE, TGG, VTO, PLP, TNT…

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 5,27 triệu đơn vị, với tổng giá trị bán ròng 201,12 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 28/6: VN-Index tăng 15,84 điểm (+1,14%), lên 1.405,96 điểm; HNX-Index tăng 4,87 điểm (+1,53%), lên 323,1 điểm; UpCoM-Index tăng 0,32 điểm (+0,36%) lên 89,8 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall giao dịch tích cực trong phiên thứ Sáu (25/6), được hỗ trợ bởi dữ liệu kinh tế lạc quan cũng như dư âm từ thỏa thuận sơ sở hạ tầng, kết thúc một tuần đầy biến động.

Chỉ số tâm lý người tiêu dùng Mỹ tháng 6 tăng lên mức 85,5 vào tháng 6, giảm so với ước tính nhanh hồi giữa tháng là 86,4 nhưng cao hơn mức 82,9 của tháng 5, Đại học Michigan cho biết.

Cổ phiếu ngân hàng dậy sóng, sau khi Fed thông báo kết quả bài kiểm tra sức chịu đựng hàng năm cho thấy các định chế tài chính lớn của Mỹ đủ vốn để chống chọi với cuộc một suy thoái toàn cầu nghiêm trọng.

Do đó, các ngân hàng sẽ có thể tiếp tục chi trả tỷ lệ cổ tức và mua lại nhiều cổ phiếu quỹ hơn. Các hoạt động này từng bị Fed tạm dừng trong thời gian Covid-19 bùng phát.

Wells Fargo tăng 2,6%, Bank of America tăng 1,9%, Morgan Stanley tăng 1,5% và JPMorgan Chase tăng 1%.

Kết thúc tuần, Dow Jones tăng 3,44%, S&P 500 tăng 2,74%, Nasdaq Composite giảm 2,35%.

Kết thúc phiên 25/6, chỉ số Dow Jones tăng 237,069 điểm (+0,95%), lên 34.433,84 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 14,21 điểm (+0,33%), lên 4.280,70 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 9,32 điểm (-0,06%), xuống 14.360,39 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản ít thay đổi, khi các nhà đầu tư thận trọng trước dữ liệu kinh tế quan trọng của Mỹ sẽ được công bố vào cuối tuần này.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm nhẹ xuống 28.084,02 điểm. Chỉ số tăng 0,15% lên 1.965,67 điểm.

Tomoichiro Kubota, Nhà phân tích thị trường của Matsui Securities cho biết: “Một số báo cáo kinh tế quan trọng của Mỹ như dữ liệu việc làm sẽ được công bố vào cuối tuần này, vì vậy, dự báo các nhà đầu tư sẽ vẫn giao dịch thận trọng trong cả tuần”.

Cổ phiếu đáng chú ý hôm nay là của Seven & i Holdings đã tăng 4,47%, sau khi cơ quan chống độc quyền của Mỹ buộc 7-Eleven bán thoái vốn tại gần 300 điểm bán lẻ để giải quyết những lo ngại về độc quyền cạnh tranh liên quan đến việc gã khổng lồ bán lẻ Nhật Bản trị giá 21 tỷ USD mua lại chuỗi cửa hàng nhiên liệu Speedway từ Marathon Petroleum.

Chứng khoán Trung Quốc đóng cửa gần như không đổi, khi nhà đầu tư chờ đợi số liệu PMI sẽ được công bố trong tuần.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,03% xuống 3.606,37 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,23% lên 5.251,76 điểm.

Chứng khoán Hồng Kông chỉ giao dịch trong phiên chiều và đóng cửa giảm nhẹ, sau phiên sáng bị hủy giao dịch bởi cảnh báo mưa bão.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,08% xuống 29.268,30 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,14% xuống 10.863,57 điểm.

Lần đầu tiên trong năm 2021, Hồng Kông đưa ra cảnh báo mưa bão màu đen, tương ứng dự báo lượng mưa tại nhiều khu vực sẽ vượt 70 mm/h nguy cơ cao gây ngập lụt trên diện rộng và ảnh hưởng lớn đến mọi hoạt động sinh hoạt của người dân nơi đây.

Chứng khoán Hàn Quốc kết thúc gần như không đổi, khi các nhà đầu tư thận trọng, không đặt cược lớn trước một loạt dữ liệu kinh tế được công bố vào cuối tuần này.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 0,03% xuống 3.301,89 điểm.

"Các nhà đầu tư đang chờ đợi trước hàng loạt dữ liệu kinh tế bao gồm PMI của Trung Quốc và việc làm của Mỹ", Lee Kyoung-min, một chuyên gia của Daishin Securities cho biết.

Còn dữ liệu sản lượng công nghiệp tháng 5 của Hàn Quốc sẽ được công bố vào thứ Tư, trong khi dữ liệu thương mại và lạm phát sẽ được công bố vào thứ Năm và thứ Sáu.

Kết thúc phiên 28/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 18,16 điểm (-0,06%), xuống 29.048,02 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 1,19 điểm (-0,03%), xuống 3.606,37 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 19,92 điểm (-0,06%), xuống 29.268,30 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 0,95 điểm (-0,03%), xuống 3.301,89 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Ngân hàng đối mặt với áp lực huy động vốn dài hạn

Lãi suất huy động tăng nhẹ vì bắt đầu từ ngày 1/10 tới, các ngân hàng phải giảm tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn về 37%..>> Chi tiết

- Gỡ chiếc “hộp đen” sàn HOSE

Ngoài chiếc “hộp đen” không thể nắm rõ của hệ thống thống giao dịch, nhà đầu tư phải thích nghi tình trạng thiếu/chậm thông tin trước hàng loạt bất thường như hiện tượng đơ nghẽn, bảng điện tử đứng hình...>> Chi tiết

- Dòng tiền không dễ rời bỏ chứng khoán

Từ cuối năm 2020 đến nay, dòng tiền ùn ùn đổ vào kênh đầu tư chứng khoán. Dòng tiền này được nhận định sẽ không dễ rút ra, dù VN-Index gần đây có dấu hiệu chững lại đà tăng và thanh khoản giảm..>> Chi tiết

- Đo lường cơ hội ngắn hạn của thị trường chứng khoán

Tin tốt đã được dự báo, trong khi tin xấu lại khó lường, nên thị trường chứng khoán có thể sẽ dao động lình xình, tích lũy..>> Chi tiết

- Hai thái cực chính sách tiền tệ trên thế giới

Ngân hàng trung ương các nước có những phản ứng khác nhau trong bối cảnh lạm phát tăng mạnh, nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng trưởng bất ngờ và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thay đổi lập trường chính sách..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục