Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 22/10 giảm 50.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện niêm yết tại mức 55,95 – 56,47 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ tăng 2,6 USD lên 1.905,8 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng nhích lên gần 1.920 USD/ounce nhưng đã giảm nhẹ về dưới 1.915 USD/ounce và cuối giờ chiều.
Giá vàng tương lai giao tháng 11 trên sàn Comex New York giảm 10,4 USD xuống 1.915,3 USD/ounce.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,27% lên 92,86 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 22/10 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.180 đồng, giảm 5 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.090 - 23.270 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,10 USD (+0,25%), lên 40,13 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,10 USD (+0,24%), lên 41,83 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index tăng gần 11 điểm
Sau phiên sáng gặp khó với sắc đỏ áp đảo trên bảng điện tử, thị trường bước vào phiên chiều đã tích cực hơn khi dòng tiền bất ngờ chảy mạnh và lan tỏa tốt, kéo VN-Index tăng gần 11 điểm lên áp sát 950 điểm khi đóng cửa.
Nhiều cổ phiếu lớn tăng khá mạnh như VIC +2,9%; GAS +1,9%; MSN +1,6%; HPG +1,7%; MWG +2,6%; FPT +2,3%; BVH +4,4%; POW +2%...
Nhóm ngân hàng khởi sắc với CTG +3,1%; VPB +2%, còn BID, EIB, STB nhích từ 1% đến 1,5%.
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, đáng kể có TVB và CSV đều có phiên tăng kịch trần thứ hai liên tiếp.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 12,62 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 604,92 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 22/10: VN-Index tăng 10,87 điểm (+1,16%), lên 949,9 điểm; HNX-Index tăng 0,88 điểm (+0,63%), lên 140,86 điểm; UpCoM-Index giảm 0,11 điểm (-0,17%), xuống 63,64 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall giảm điểm trong phiên ngày thứ Tư (21/10) khi thông tin về gói kích thích kinh tế mới vẫn chưa ngã ngũ giữa các bên đàm phán.
Mùa báo cáo thu nhập doanh nghiệp tại Mỹ vẫn đang diễn ra sôi nổi. Kết quả được công bố hôm qua từ Netflix khiến các nhà đầu tư thất vọng khi nền tảng ngày ghi nhân sự sụt giảm mạnh về số lượng người đăng ký sử dụng dịch vụ mới trong quý vừa rồi. Cổ phiếu của Netflix đóng cửa giảm 6,9%.
Kết thúc phiên 21/10, chỉ số Dow Jones giảm 97,97 điểm (-0,35%), xuống 28.210,82 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 7,56 điểm (-0,22%) xuống 3.435,56 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 31,80 điểm (-0,28%), xuống 11.484,69 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giảm, do đồng yên đứng vững đe dọa lợi nhuận của các công ty xuất khẩu và lo ngại lạy dấy lên về thỏa thuận về dự luật kích thích của Mỹ sẽ không đạt được cho đến sau cuộc bầu cử tổng thống.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,7% xuống 23.474,27 điểm. Chỉ số Topix giảm 1,09% xuống 1.619,79 điểm.
Đồng yên đã tăng lên mức cao nhất trong một tháng so với đồng USD khi các nhà đầu tư ngày càng lo ngại về các cuộc đàm phán bị đình trệ về một vòng kích thích tài chính mới tại Mỹ.
Nhóm cổ phiếu phòng thủ là đường sắt tiếp tục dẫn đầu đã giảm với Central Japan Railway Co giảm 3,35% và East Japan Railway Co mất 3,08%.
Chứng khoán Trung Quốc giảm, với đà đi xuống của nhóm cổ phiếu chăm sóc sức khỏe gây ảnh hưởng.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,38% xuống 3.312,50 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,31% xuống 4.777,98 điểm.
Chỉ số phụ theo dõi ngành chăm sóc sức khỏe giảm 1,6% khi cổ phiếu của các nhà sản xuất vắc-xin ngừa Covid-19 bị chốt lời.
Chứng khoán Hồng Kông nhích nhẹ, được hỗ trợ bởi lợi nhuận từ các công ty tài chính lớn.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,13% lên 24.786,13 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,07% lên 10.085,18 điểm.
Hôm nay, cổ phiếu của BYD Co Ltd niêm yết đã tăng 5,1% lên mức cao nhất kể từ khi niêm yết năm 2002 tại 146,60 đô la Hồng Kông/cổ phiếu nhờ liên doanh xe điện với Hino.
Chứng khoán Hàn Quốc sụt giảm sau 3 phiên tăng liên tiếp, do kỳ vọng giảm sút về dự luật kích thích của Mỹ sẽ được thông qua nhanh chóng và số ca nhiễm Covid-19 gia tăng lên 121 ca mới.
Hầu hết các cổ phiếu lớn đều giảm, trong đó gã khổng lồ chip Samsung Electronics giảm 1,3%.
Đi ngược xu hướng, nhà sản xuất pin xe điện LG Chem đã tăng 3,6% sau khi khách hàng lớn Tesla Inc đều công bố lợi nhuận hàng quý kỷ lục.
Kết thúc phiên 22/10: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 165,19 điểm (-0,70%), xuống 23.474,27 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 12,52 điểm (-0,38%), xuống 3.312,50 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 31,71 điểm (+0,13%), lên 24.786,13 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 18,51 điểm (-0,67%), xuống 2.355,05 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Lừa đảo qua webiste ngân hàng: Quan trọng là tự bảo vệ mình!
Làm giả website ngân hàng để lừa đảo là chuyện không mới, nhưng với sự phát triển của công nghệ trong mọi lĩnh vực, các hành vi lừa đảo trên nền tảng công nghệ có xu hướng gia tăng cả về số lượng và cách thức..>> Chi tiết
- Cổ phiếu ngân hàng trên UPCoM “tiếp sóng”
Nhóm cổ phiếu ngân hàng niêm yết trên hai sàn chính thức liên tục tăng điểm thời gian gần đây. Sự tích cực này đã lan tỏa sang các cổ phiếu “vua” trên thị trường UPCoM..>> Chi tiết
- Tín hiệu lập đỉnh chưa xuất hiện
"Trong giông bão, gà tây vẫn muốn bay", câu nói này nhằm ám chỉ việc các cổ phiếu penny trở nên nổi bật vào những ngày thị trường sắp thiết lập đỉnh. Xét ở hiện tại, tín hiệu đó chưa xuất hiện..>> Chi tiết
- Chờ giao dịch T0 và bán khống
Luật Chứng khoán 2019 có hiệu lực vào năm 2021 và các văn bản hướng dẫn đang được dự thảo có một số điểm mới, tạo cho thị trường và nhà đầu tư các “sản phẩm” mới..>> Chi tiết