Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán quay đầu lao dốc

(ĐTCK) VN-Index giảm gần 30 điểm; Ngân hàng cán đích lợi nhuận sớm; Ứng dụng đầu tư: Rủi ro lớn tới từ quy định pháp lý; Cơ hội nào trong thị trường biến động?; Lãi suất thế chấp của Mỹ đạt mức cao nhất trong 16 năm…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 6/10 giảm 500.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, giá vàng SJC tại Hà Nội vào cuối ngày hôm nay đã đảo chiều giảm thêm 200.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại 64,70 – 65,72 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 9,7 USD giảm mức 1.716,4 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tăng lên 1.725 USD nhưng đã đảo chiều nhanh và về gần 1.715 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 111,29 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 6/10 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.417 đồng/USD, không đổi so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.735 – 24.015 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua lùi nhẹ về 20.100 USD, thì sang phiên hôm nay đã có thời điểm tăng lên 20.300 USD, trước khi lùi về gần 20.100 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,20 USD (-0,23%), xuống 87,56 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,21 USD (-0,22%), xuống 93,16 USD/thùng.

VN-Index giảm gần 30 điểm

Lực cung gia tăng ở cuối phiên sáng tiếp tục mạnh dần lên và lan rộng, VN-Index bị đẩy xuống và giằng co nhẹ quanh 1.080-1.085 điểm, trước khi có nhịp lao dốc mạnh sau thời điểm 14h khiến chỉ số về dưới 1.075 điểm và nảy nhẹ lên gần ngưỡng này khi đóng cửa.

Trong các bluechip, những cổ phiếu giảm sâu như GVR -6,8%, MWG -6,8%, SSI -6,7%, STB -6,5% và HPG -6,3%.

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, nhiều cổ phiếu nằm sàn la liệt, đa số trắng bên mua, trong đó, nhóm bất động sản, xây dựng “đóng góp” nhiều nhất, như DXG, GEX, VCG, BCG, KBC, IJC, LCG, NLG, HHV, HDG, CKG, DPG, C47, TDG, SGR, NHA , KBC, DRH…nhóm công ty chứng khoán có HCM, BSI, VCI, CTS, VND, nhóm thép có NKG, HSG, bảo hiểm với BMI và MIG, nhóm nông nghiệp với HAG, VHC, AGM, DBC, ANV, TSC…

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 13 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng 149,03 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 6/10: VN-Index giảm 29,74 điểm (-2,69%), xuống 1.074,52 điểm; HNX-Index giảm 6,99 điểm (-2,89%), xuống 235,13 điểm; UpCoM-Index giảm 1,38 điểm (-1,64%), xuống 82,41 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall điều chỉnh trong phiên thứ Tư (5/10), sau hai phiên tăng mạnh liên tiếp, khi dữ liệu cho thấy nhu cầu lao động mạnh mẽ của Mỹ một lần nữa cho khả năng Fed sẽ giữ lãi suất cao trong thời gian dài hơn.

Dữ liệu mới vào ngày thứ Tư từ khu vực tư nhân tại Mỹ đã tạo ra thêm 208.000 việc làm mới trong tháng 9, cao hơn con số 200.000 mà các nhà kinh tế của Dow Jones dự báo. Chỉ số dịch vụ ISM cùng tháng được công bố cũng cho thấy mức tăng trưởng ổn định.

Thị trường việc làm ổn định và tỷ lệ tăng cho thấy các điều kiện tài chính thắt chặt hơn vẫn chưa hạn chế được nhu cầu lao động khi Fed chống lại lạm phát cao.

Kết thúc phiên 5/10, chỉ số Dow Jones giảm 42,45 điểm (-0,14%), xuống 30.273,87 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 7,65 điểm (-0,20%), xuống 3.783,28 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 27,77 điểm (-0,25%), xuống 11.148,64 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tăng, khi tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các cổ phiếu liên quan đến năng lượng và chip.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,7% lên 27.311,30 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,5% lên 1.922,47 điểm.

Phiên này, nhóm cổ phiếu năng lượng là ngành hoạt động tốt nhất trên Nikkei 225, tăng 1,24% trong bối cảnh giá dầu thô tăng lên mức cao nhất trong nhiều tuần.

Cổ phiếu chip cũng có ảnh hưởng lớn đến mức tăng của chỉ số, với Tokyo Electron tăng 2,76% và Advantest tăng 2,91%.

Cổ phiếu Rakuten Group tăng tốt nhất trên chỉ số chính, tăng 4,58% sau khi truyền thông địa phương đưa tin rằng, Mizuho Financial Group sẽ mua 20% Rakuten Securities.

Chứng khoán Trung Quốc nghỉ giao dịch dịp lễ Quốc khánh.

Chứng khoán Hồng Kông hạ nhiệt, sau một đợt tăng mạnh tới gần 6% trong phiên trước đó.

Giao dịch cũng khá trầm lắng do hầu hết những người tham gia thị trường đứng bên lề trước dữ liệu việc làm của Mỹ sẽ được công bố vào thứ Sáu và Trung Quốc vẫn đang trong tuần cho kỳ nghỉ lễ Quốc khánh.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,42% xuống 18.012,15 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,63% xuống 6.185,58 điểm.

Đáng chú ý nhất trong phiên này là cổ phiếu của nhà sản xuất pin lithium Trung Quốc CALB Co Ltd đã kết thúc ngày giao dịch đầu tiên sau phiên.

Cổ phiếu này mở cửa đi ngang và sau đó giao dịch trong sắc đỏ trong hầu hết cả ngày trước khi kết thúc ở mức 38 đô la Hồng Kông, phù hợp với mức giá được đưa ra vào cuối đợt IPO.

Chứng khoán Hàn Quốc tăng lên mức cao nhất trong hai tuần, theo dõi đà tăng của chứng khoán Mỹ tương lai và lực mua của nhà đầu tư nước ngoài.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 22,64 điểm, tương đương 1,02% lên 2.237,86 điểm, mức cao nhất kể từ ngày 23/9.

Chỉ số này đã tăng phiên thứ ba liên tiếp và tất nhiên là đầu tiên trong tám tuần, với mức tăng 3,82% cho đến nay trong tuần này.

Trong số các cổ phiếu lớn, gã khổng lồ công nghệ Samsung Electronics tăng 0,54% và SK Hynix tăng 0,11%, LG Energy Solution và Samsung SDI tăng lần lượt 1,92% và 2,81%.

Samsung Electronics dự kiến ​​sẽ báo cáo kết quả kinh doanh quý III, dự kiến ​​sẽ giảm 25%, mức giảm năm đầu tiên trong gần ba năm.

Nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng số cổ phiếu trị giá 253,6 tỷ won (180,81 triệu USD) trên bảng chính, kéo dài chuỗi mua ròng lên phiên thứ năm liên tiếp.

Kết thúc phiên 6/10: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 190,77 điểm (+0,70%), lên 27.311,30 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 75,82 điểm (-0,42%), xuống 18.012,15 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 22,64 điểm (+1,02%), lên 2.237,86 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Ngân hàng cán đích lợi nhuận sớm

Các ngân hàng về cơ bản có thể “chốt sổ” kế hoạch kinh doanh năm 2022, nhưng cũng phải chuẩn bị cho một năm 2023 với nhiều biến số khó lường..>> Chi tiết

- Ứng dụng đầu tư: Rủi ro lớn tới từ quy định pháp lý

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa có cảnh báo nhà đầu tư về các ứng dụng đầu tư Passion Invest, Finhay, Tikop, Infina, Savenow… vì dịch vụ chưa được UBCK cấp phép. Tuy nhiên, việc thiếu khung pháp lý cũng khiến chính nhà cung cấp các dịch vụ này đối diện rủi ro..>> Chi tiết

- Cơ hội nào trong thị trường biến động?

Bối cảnh vĩ mô toàn cầu có tác động rõ rệt hơn tới thị trường tài chính trong nước, nhưng đâu đó vẫn có cơ hội cho nhà đầu tư..>> Chi tiết

- Doanh nghiệp địa ốc, xây dựng "bước chậm" quý III

Chưa có số liệu chính xác, nhưng đa số doanh nghiệp bất động sản, xây lắp đều cho biết kết quả kinh doanh quý III năm nay đã chậm lại đáng kể..>> Chi tiết

- Lãi suất thế chấp của Mỹ đạt mức cao nhất trong 16 năm

Dữ liệu từ Hiệp hội Ngân hàng thế chấp (MBA) công bố ngày 5/10 cho thấy lãi suất thế chấp tại Mỹ tuần trước lên đến mức cao nhất trong 16 năm..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục