Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC mở cửa sáng nay ngày 23/1 tăng 200.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện đứng ở mức 86,40 – 88,40 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 11,4 USD lên 2.755,9 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hạ nhiệt và lùi về 2.740 USD/ounce vào cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 108,29 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 23/1 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.328 đồng/USD, giảm 4 đồng so với phiên hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.960 – 25.320 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm từ gần 105.400 USD xuống 104.100 USD, thì sang ngày hôm nay đã tiếp tục giảm và lùi về 102.700 USD/BTC vào cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,11 USD (+0,15%), lên 75,55 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,14 USD (+0,18%), lên 79,14 USD/thùng.
VN-Index tăng hơn 17 điểm
Sau phiên sáng tăng điểm khá tích cực nhờ động lực chính từ nhóm bluechip, thị trường bước vào phiên chiều nối tiếp đà tăng tăng lên trên 1.260 điểm sau hơn 1 giờ giao dịch.
Tuy nhiên, sức bật chững lại đôi chút sau đó và tạo không gian để lực cung gia tăng. Dù vậy, VN-Index chỉ bị đẩy nhẹ xuống đôi chút trước khi bật trở lại gần mốc 1.260 điểm nêu trên ở những phút cuối.
Kết thúc phiên giao dịch 23/1: VN-Index tăng 17,10 điểm (+1,38%), lên 1.259,63 điểm; HNX-Index tăng 1,99 điểm (+0,90%), lên 222,67 điểm; UpCoM-Index tăng 0,8 điểm (+0,86%), lên 93,88 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Mỹ tăng trong phiên thứ Tư (22/1) nhờ sự lạc quan sau khi ông Donald Trump đã công bố một liên doanh có tên “Stargate” để đầu tư “ít nhất 500 tỷ USD” vào cơ sở hạ tầng AI ở Mỹ.
Cổ phiếu Oracle tăng hơn 6% và Nvidia tăng hơn 4% khi nhà đầu tư tiếp tục mua vào các cổ phiếu liên quan đến trí tuệ nhân tạo AI.
Kết thúc phiên 22/1: Chỉ số Dow Jones tăng 130,92 điểm (+0,30%), lên 44.156,73 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 37,13 điểm (+0,61%), lên 6.086,37 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 252,56 điểm (+1,28%), lên 20.009,34 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tăng khi SoftBank Group và các cổ phiếu công nghệ khác nhận ảnh hưởng tích cực từ phiên đêm qua trên Phố Wall.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 đã tăng 0,79% lên 39.958,87 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,53% lên 2.751,74 điểm.
Các cổ phiếu công nghệ lớn của Nhật Bản dẫn đầu đà tăng trên Nikkei 225, với SoftBank Group tăng 5,1% để tạo ra cú hích lớn nhất cho chỉ số.
Theo sau là Nhà sản xuất thiết bị kiểm tra chip Advantest tăng 2,4%, trong khi Fujikura, công ty sản xuất vật liệu cho trung tâm dữ liệu, tăng 4,8%.
Mặc dù vậy, sự thận trọng cũng gia tăng, ngay trước quyết định của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) vào ngày mai, với các thị trường gần như chắc chắn rằng BOJ sẽ tăng lãi suất ngắn hạn từ 0,25% lên 0,5%.
Chứng khoán Trung Quốc tăng, trong ngày mà nước này công bố các biện pháp tăng cường hỗ trợ thị trường chứng khoán.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,51% lên 3.230,16 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,18% lên 3.803,74 điểm.
Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) cho biết các công ty bảo hiểm lớn thuộc sở hữu Nhà nước sẽ được yêu cầu tăng tỷ trọng đầu tư vào cổ phiếu nội địa và phân bổ 30% phí bảo hiểm mới để mua cổ phiếu.
Một chương trình thí điểm dự kiến triển khai trong nửa đầu năm nay sẽ huy động ít nhất 100 tỷ Nhân dân tệ (13,75 tỷ USD) từ các công ty bảo hiểm để đầu tư dài hạn vào cổ phiếu.
Chứng khoán Hồng Kông giảm sau khi kế hoạch hành động của Trung Quốc nhằm thúc đẩy thị trường không gây ấn tượng với các nhà đầu tư, trong khi mối đe dọa về thuế quan từ Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục gây áp lực lên tâm lý.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,40% xuống 19.700,56 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,18% xuống 7.164,22 điểm.
Chứng khoán Hàn Quốc giảm, sau khi dữ liệu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này không đạt kỳ vọng của thị trường.
Đóng cửa, chỉ số chuẩn KOSPI giảm 31,7 điểm, tương đương 1,24%, xuống 2.515,49 điểm.
Dữ liệu cho thấy, nền kinh tế Hàn Quốc hầu như không tăng trưởng trong quý IV/2024, do nhu cầu trong nước suy yếu, một phần bởi cuộc khủng hoảng chính trị tồi tệ nhất của nước này trong nhiều thập kỷ.
Kết thúc phiên 23/1: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 312,62 điểm (+0,79%), lên 39.958,87 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 16,54 điểm (+0,51%), lên 3.230,16 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 78,21 điểm (-0,40%), xuống 19.700,56 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 31,57 điểm (-1,24%), xuống 2.515,49 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Nhu cầu tín dụng kỳ vọng “tăng”
Tăng trưởng tín dụng được dự báo sẽ tiếp tục là yếu tố chính thúc đẩy giá cổ phiếu ngân hàng trong năm 2025 vốn được nhận định định giá thấp trong năm 2024. Theo đó, đẩy mạnh tín dụng ngay từ những ngày đầu năm được các ngân hàng đặc biệt quan tâm..>> Chi tiết
- Đa dạng rổ VN30
Giảm tỷ trọng nhóm ngân hàng, tài chính trong chỉ số VN30 là động thái tích cực với các nhà đầu tư..>> Chi tiết
- Gợi mở câu chuyện đầu tư đón sóng mùa đại hội 2025
Chuyển đổi đất cao su sang đất khu công nghiệp khi quy hoạch các tỉnh được thông qua đồng loạt cuối năm 2024 và nhiều luật mới được thông qua với việc phân cấp, phân quyền cho địa phương đang tạo ra kỳ vọng làn sóng phê duyệt dự án mới, từ đó hỗ trợ câu chuyện tăng trưởng giá cổ phiếu nhóm hưởng lợi trong năm 2025..>> Chi tiết
- Tác động khi hàng Trung Quốc bị Mỹ áp thuế 10%
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc áp thuế 10% lên tất cả hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc, bắt đầu từ ngày 1/2 tới..>> Chi tiết