Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 26/6 tăng 10.000 đồng/lượng chiều mua vào nhưng giảm 20.000 đồng/lượng chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội tăng 20.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua và bán, hiện niêm yết ở mức 48,85 – 49,22 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ tăng 3,9 USD lên 1.765,2 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng đảo chiều giảm xuống dưới 1.760 USD/ounce, nhưng sau đó đã hồi phục và lên lại vùng 1.765 USD/ounce vào cuối giờ chiều. Giá vàng tương lai giao tháng 8 trên sàn Comex New York tăng 4,1 USD lên 1.774,1 USD/ounce.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,14% xuống 97,29 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 26/6 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.232 đồng, tăng 2 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.120 - 23.300 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,31 USD (+0,80%), lên 39,03 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,42 USD (+1,02%), lên 41,47 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
Thiếu thông tin hỗ trợ, thanh khoản sụt giảm, VN-Index tiếp tục lùi bước
Thị trường giao dịch tích cực ngay khi mở cửa với sự hồi phục của nhóm bluechip đã dẫn dắt VN-Index vượt 860 điểm. Tuy nhiên, một số bluechip đảo chiều giảm đã khiến VN-Index hạ nhiệt.
Bước sang phiên chiều, sau khoảng ngắn nỗ lực giữ sắc xanh, thị trường đã quay đầu điều chỉnh trước áp lực bán gia tăng và đẩy VN-Index xuống dưới tham chiếu khi đóng cửa.
Nhóm VN30 có tới 18 mã giảm. Trong đó, hầu hết các mã ngân hàng như VCB, BID, CTG, HDB, STB đều lùi về dưới tham chiếu. Ở chiều ngược lại, SAB vẫn là điểm sáng khi +3%.
Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ bị xả khá mạnh với FLC, HQC, ROS, HBC, ITA, HSG, DLG, SJF, AMD, HAG… đều mất điểm, trong khi HAI, TNI đóng cửa ở mức giá sàn.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 11,46 triệu đơn vị, với tổng giá trị bán ròng 44,76 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 26/6: VN-Index giảm 2,61 điểm (-0,31%), xuống 851,98 điểm; HNX-Index giảm 0,62 điểm (-0,55%), xuống 113,45 điểm; UpCoM-Index giảm 0,22 điểm (-0,39%), xuống 56,41 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall giằng co trong phiên độ hẹp trong gần như suốt phiên thứ Năm khi giới đầu tư vẫn lo lắng về làn sóng bùng phát dịch thứ 2.
Tuy nhiên, về cuối phiên, các chỉ số chính của phố Wall đã bật trở lại đóng cửa trong sắc xanh, lấy lại được gần phân nửa những gì đã mất trong phiên thứ Tư khi nhóm ngân hàng khởi sắc, sau khi Fed nới lỏng các quy tắc về điều kiện trả cổ tức và mua lại cổ phiếu quỹ của ngân hàng.
Kết thúc phiên 25/6, chỉ số Dow Jones tăng 299,66 điểm (+1,18%), lên 25.745,60 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 33,43 điểm (+1,10%), lên 3.083,76 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 107,84 điểm (+1,09%), lên 10.017,00 điểm.
Chứng khoán Nhật Bản đã bật trở lại nhờ ảnh hưởng tích cực từ phiên đêm qua của Phố Wall, với các ngân hàng dẫn đầu đà đi lên ở cả hai thị trường.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 1,13% lên 22,512,08 điểm. Trong tuần, chỉ số này nhích nhẹ 0,1%.
Chỉ số Topix tăng 0,99% lên 1.577,37 điểm, với 30 trên 33 chỉ số phụ đóng cửa trên tham chiếu.
Tương tự như ở phố Wall, cổ phiếu của các ngân hàng niêm yết ở Tokyo phiên này đồng loạt tăng với Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ (MUFG), Tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui (SMFG) và Tập đoàn tài chính Mizuho tăng từ 1,3% đến 1,7%.
Soft Group Corp tăng 3% sau khi cho biết, sẽ mua lại 5,75% số cổ phần trị giá 500 tỷ yên (4,7 tỷ USD) cho đến ngày 31/3/2021.
Chứng khoán Trung Quốc nghỉ giao dịch ngày Lễ hội Thuyền rồng.
Chứng khoán Hồng Kông giảm, sau khi Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật bắt buộc chính phủ Mỹ phải trừng phạt các quan chức Trung Quốc làm suy yếu nền tự chủ của Hồng Kông cũng như lực lượng cảnh sát đặc khu.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,93% xuống 24,549,99 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,84% xuống 9.853,18 điểm.
Chứng khoán Hàn Quốc tăng cũng nhờ sức ảnh hưởng của phiên đêm qua trên phố Wall.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 1,05% lên 2,134,65 điểm. Tuy nhiên, trong tuần, chỉ số đã mất 0,31%.
Kết thúc phiên 26/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 252,29 điểm (+1,13%), lên 22.512,08 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 231,59 điểm (-0,93%), xuống 24.549,99 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 22,28 điểm (+1,05%), lên 2.134,65 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- E ngại rủi ro, ngân hàng tăng trích lập dự phòng
Không phải đến bây giờ, mà ngay khi đại dịch Covid-19 bùng phát, các ngân hàng đã tăng trích lập dự phòng để phòng ngừa rủi ro..>> Chi tiết
- Cổ phiếu chứng khoán tạo sóng từ kỳ vọng kết quả quý II
Gần đây, nhiều cổ phiếu chứng khoán đồng loạt bứt phá như SSI, HCM, SHS, VCI, MBS, SBS, VND, BVS, VDS, VIG…>> Chi tiết
- Cổ phiếu hàng không, những câu hỏi chờ đại hội
Mặc dù có tín hiệu khôi phục đường bay quốc tế, nhưng các hãng hàng không vẫn phải đối mặt với tình trạng lượng khách hàng suy giảm kéo dài..>> Chi tiết
- Chờ chốt NAV
Nhà đầu tư suy luận, các quỹ sẽ mua vào, kéo giá các cổ phiếu có trong danh mục đầu tư, hoặc mua vào các cổ phiếu trụ để giữ nhịp thị trường..>> Chi tiết
- Day trading quay lại, nhà đầu tư khó lường rủi ro
Sau đổ vỡ bong bóng công nghệ dot-com những năm 2000, phương pháp đầu tư giao dịch trong ngày (day trading) đã dần lụi tàn. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 dường như đã khiến loại hình này phục hưng..>> Chi tiết