Thị trường vàng, ngoại tệ và dầu thô
Thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay sau phiên đêm qua tại Mỹ giảm 12 USD xuống 1.576,5 USD/ounce, thì sang phiên châu Á sáng nay đã tiếp tục xu hướng giảm và về gần 1.570 USD/ounce vào cuối giờ chiều.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay 4/2 giảm 150.000 đồng/lượng chiều mua vào và 250.000 đồng/lượng chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 43,55 – 43,97 triệu đồng/lượng, giảm thêm 250.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,10% lên 97,90 điểm vào cuối phiên châu Á.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 4/2 được Ngân hàng Nhà nước công bố là 23.206 đồng, tăng 5 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.170 - 23.310 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,68 USD (+1,36%), lên 50,76 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,32 USD (+0,59%), lên 54,77 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index hồi nhẹ về cuối phiên
VN-Index sớm bật tăng ngay đầu phiên lên vùng 935 điểm. Tuy nhiên, sự hưng phấn không duy trì được lâu khi áp lực bán xuất hiện trở lại, nhấn chỉ số giảm ngược về vùng 920 điểm. Dẫu vậy, việc cầu mua giá thấp xuất đã giúp chỉ số dần hồi trở lại sau đó.
Một phiên tăng nhẹ sau chuỗi p giảm mạnh chưa nói lên điều gì. Nhưng quan trọng là nhịp hồi này phần nào tạo tâm lý ổn định để kỳ vọng vào những phiên tích cực hơn.
Đóng góp lớn từ CTG, khi +7%. VCB, BID, TCB, VPG, MBB, HDB, TPB tăng từ 1-4%. Ngược lại, VNM, VRE, SAB, POW, BHN giảm mạnh từ 3-5%, NVL và HVN giảm gần 2%....
Nhóm cổ phiếu thị trường phân hóa mạnh. DLG, FLC, KBC, HAI, SCR, ASM, AMD, DIG, DIC… tăng điểm. Ngược lại, LDG, HSG, ROS, JVC, HAG, ITA, HQC, HHS… giảm điểm.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 12,62 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 232,51 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 4/2: VN-Index tăng 0,95 điểm (+0,1%) lên 929,09 điểm; HNX-Index tăng 1,26 điểm (+1,25%) lên 102,57 điểm; UPCoM-Index tăng 0,37 điểm (+0,67%), lên 54,74 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Theo Viện Quản lý nguồn cung Mỹ (ISM), hoạt động nhà máy của Mỹ trong tháng 1 bất ngờ hồi phục trở lại sau 5 tháng giảm liên tiếp nhờ đơn đặt hàng tăng vọt.
Thông tích cực bất ngờ này, cùng với kết quả kinh doanh khả quan của một số ông lớn công nghệ như Google, Microsoft, hay hãng sản xuất xe điện Tesla… Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu năng lượng vẫn giảm mạnh theo đà giảm của giá dầu thô, khiến đà tăng của phố Wall bị hãm lại.
Kết thúc phiên 3/2, chỉ số Dow Jones tăng 143,78 điểm (+0,51%), lên 28.399,81 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 23,40 điểm (+0,73%), lên 3.248,92 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 122,47 điểm (+1,34%), lên 9.273,40 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản đã tăng điểm, nhưng tâm lý vẫn mong manh khi các nhà đầu tư ngày càng lo ngại sự bùng phát virus corona.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,49% lên 23.084,5 điểm. Topix tăng 0,69% lên 1.684,24 điểm.
Các nhà đầu tư đã mua bắt đáy khá lớn với 156 mã tăng và chỉ 64 mã giảm trong bộ chỉ số của Nikkei 225, với nhóm cổ phiếu công nghệ và tiêu dùng tăng mạnh nhất.
Chứng khoán Trung Quốc hồi phục, sau khi ngân hàng trung ương tuyên bố sẽ ổn định thị trường, lấy lại một phần trong gần 400 tỷ USD giá trị thị trường bị mất trong phiên bán tháo hôm qua.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 1,34% lên 2.783,29 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 2,64% lên 3.785,64 điểm với khoảng 36,4 tỷ cổ phiếu được giao dịch, mức cao nhất kể từ ngày 10/4/2019.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc cho biết, việc bơm lượng lớn thanh khoản thông qua các hoạt động thị trường mở trong tuần này cho thấy quyết tâm của nước này nhằm ổn định thị trường tài chính và khôi phục niềm tin của nhà đầu tư.
Chứng khoán Hồng Kông tăng phiên thứ hai liên tiếp, khi các biện pháp của ngân hàng trung ương Trung Quốc làm dịu tâm lý lo ngại của các nhà đầu tư về sự bùng phát nhanh chóng của virus corona.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 1,21% lên 26.675,98 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 1,63% lên 10.435,36 điểm.
Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng tăng 1,3%, ngành CNTT tăng 3,4% và bất động sản tăng 1,5%.
Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc đã tăng hơn 1,8%, nhờ tâm lý tích cực của giới đầu tư sau khi chứng kiến chứng khoán Trung Quốc phục hồi.
Kết thúc phiên 4/2: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 112,65 điểm (+0,49%), lên 23,.084,59 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 36,68 điểm (+1,34%), lên 2.783,29 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 319,00 điểm (+1,21%), lên 26.675,98 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 39,02 điểm (+1,84%), lên 2.157,90 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Ngân hàng sẵn sàng cho một năm đầy thách thức và nhiều cơ hội
Các ngân hàng đã quay trở lại nhịp công việc ngay trong ngày làm việc đầu tiên của năm mới cùng với quyết tâm cho một năm 2020 dự báo có nhiều thời cơ thuận lợi, nhưng cũng không ít khó khăn…>> Chi tiết
- Thiếu giải pháp mạnh, thị trường khó tiến bước
Không khó nhận ra trong năm 2019 cũng như những năm liền trước, thiếu vắng các giải pháp mang tính đột phá nhằm tiếp sức cho thị trường chứng khoán. Nhiều “điểm nghẽn”, “món nợ” tồn tại suốt nhiều năm qua, nhưng đến nay chưa có tín hiệu được tháo gỡ….>> Chi tiết
- Ngóng hàng IPO năm 2020
Nhiều tập đoàn nước ngoài và cả nhà đầu tư sẵn tiềm lực trong nước đang chờ các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tốt có tên trong danh sách cổ phần hóa năm 2020 triển khai các thủ tục để sớm chào bán cổ phần ra công chúng (IPO)..>> Chi tiết
- Doanh nghiệp lên kế hoạch chống chọi ảnh hưởng của dịch bệnh
Gặp khó khi không giao dịch được với thị trường Trung Quốc do tác động của virus Corona, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực mở rộng thị trường để hạn chế thiệt hại..>> Chi tiết
- Tại sao dịch cúm Corona lại khiến các tập đoàn lớn lo sợ hơn các dịch bệnh trước đây?
Dịch cúm do virus Corona gây ra đang làm chao đảo các thị trường tài chính toàn cầu, với tác động mạnh mẽ hơn so với những đợt bùng phát dịch bệnh từng xảy ra trong lịch sử..>> Chi tiết