Thị trường tài chính 24h: Cẩn trọng với làn sóng “phím hàng” qua Internet

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index tăng hơn 30 điểm; Xử lý nợ xấu cần thêm giải pháp đồng bộ; Dòng tiền trên thị trường chứng khoán đang chuyển hướng; Cẩn trọng với hàng đầu cơ; Thời điểm thích hợp để tích lũy cổ phiếu trong dài hạn; Dự đoán Fed tăng lãi suất trong năm 2022…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Thị trường tài chính 24h: Cẩn trọng với làn sóng “phím hàng” qua Internet

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 7/12 giảm 50.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã giảm thêm 100.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại 60,65 – 61,37 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 4,1 USD xuống 1.778,5 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng rung lắc trong khoảng 1.777-1.784 USD/ounce cho đến cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 96,34 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 7/12 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.210 đồng/USD, tăng 45 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.960 – 23.200 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,73 USD (+2,49%), lên 71,22 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 1,57 USD (+1,57%), lên 74,65 USD/thùng.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tìm lại đường về trên mốc 50.000 USD, thì sang ngày hôm nay tiếp tục đà hồi phục và lên trên 51.000 USD/BTC vào cuối giờ chiều.

Chứng khoán trong nước

VN-Index hồi phục hơn 30 điểm

Sau phiên sáng tăng khá mạnh, thị trường bước vào phiên chiều tiếp tục tiến lên, với sắc xanh phủ rộng, cũng như toàn bộ rổ VN30 đều tăng điểm giúp VN-Index tăng hơn 30 điểm khi đóng cửa.

Nhóm VN30 với hai cổ phiếu POW và VRE nổi bật, khi đều tăng kịch trần. Cùng GAS +4,9%, KDH +4,6%, HPG +4% BID +3,9%, STB +3,9%, PLX +3,5%.

Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ thêm nhiều sắc tím tại HAG, BKG, NHA, HBC, LCG, TNI, CMX, HDC, C32, TNI, TTF, LDG, TVB ITA, HHS, TDH, QCG…

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 10,19 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng 301,38 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 7/12: VN-Index tăng 33,19 điểm (+2,35%), lên 1.446,77 điểm; HNX-Index tăng 10,56 điểm (+2,42%), lên 446,41 điểm; UpCoM-Index tăng 1,66 điểm (+1,52%), lên 110,85 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall thăng hoa trong phiên ngày thứ Hai đầu tuần (7/12) khi nỗi sợ hãi về biến chủng Omicron giảm bớt.

Những cổ phiếu liên quan đến tái mở cửa kinh tế tăng vọt. Cổ phiếu General Electric và Boeing đều vọt hơn 3%. Cổ phiếu Chevron tăng 1,5%, cổ phiếu Caterpillar tăng 1,7%. Cổ phiếu United Airlines bứt phá 8,3% trong khi Royal Caribbean và Carnival Cruise Lines đều tăng hơn 8%.

Goldman Sachs hôm 4/12 đã hạ triển vọng tăng trưởng kinh tế Mỹ xuống 3,8% cho năm 2022, với lý do xung quanh rủi ro và sự không chắc chắn xung quanh sự xuất hiện của Omicron.

Kết thúc phiên 6/12, chỉ số Dow Jones tăng 646,95 điểm (+1,87%), lên 35.227,03 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 53,24 điểm (+1,17%), lên 4.592,67 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 139,68 điểm (+0,93%), lên 15.225,15 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản có phiên tăng mạnh nhất trong hơn một tháng, khi lo lắng về tác động của biến thể Omicron giảm bớt.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 1,89% lên 28.455,60 điểm. Chỉ số Topix tăng 2,17% lên 1.989,85 điểm.

Cổ phiếu SoftBank Group, vốn kéo lùi thị trường trong phiên trước đã hồi phục mạnh, tăng 7,94% và là cổ phiếu tăng cao lớn nhất trên chỉ số Nikkei 225.

Các cổ phiếu được hưởng lợi từ nền kinh tế mở cửa trở lại đã tăng, với các hãng hàng không và nhà khai thác đường sắt dẫn đầu, lần lượt tăng 4,17% và 3,06%. Trong đó, Japan Airlines tăng 4,6% và Đường sắt Tây Nhật Bản tăng 4,97%.

Chứng khoán Trung Quốc nhích lên, khi giới đầu tư đặt cược rằng nước này có thể đối phó với biến thể Omicron tốt hơn các nơi khác và ngân hàng trung ương giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Trong khi các nhà đầu tư thận trọng theo dõi liệu Evergrande có vỡ nợ hay không, khi tập đoàn này tiến gần hơn đến việc tái cơ cấu nợ.

Thị trường được củng cố sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) của các ngân hàng thương mại, nhằm giải phóng 1,2 nghìn tỷ nhân dân tệ (188 tỷ USD) thanh khoản dài hạn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đang chậm lại.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,16% lên 3.595,09 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,6% lên 4.922,10 điểm.,

Chứng khoán Hồng Kông hồi phục mạnh từ mức từ mức thấp nhất trong 14 tháng qua.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 2,72% lên 23.983,66, điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 3,05% lên 8.527,12 điểm.

Cổ phiếu của China Evergrande Group đã tăng 8,3% trong phiên hôm qua và hôm nay nhích thêm 1,1%, nhờ sự tham gia của nhà nước và triển vọng tái cơ cấu nợ.

Tuy nhiên, một số trái chủ ở nước ngoài của China Evergrande Group đã không nhận được khoản thanh toán bằng phiếu giảm giá khi kết thúc thời gian ân hạn 30 ngày, đẩy nhà phát triển bất động sản này đến gần tình trạng vỡ nợ chính thức.

Việc không trả được khoản 82,5 triệu USD tiền lãi phải trả vào tháng trước sẽ gây ra tình trạng vỡ nợ chéo đối với khoảng 19 tỷ USD trái phiếu quốc tế và khiến China Evergrande Group có nguy cơ trở thành công ty vỡ nợ lớn nhất từ ​​trước đến nay của Trung Quốc.

Chứng khoán Hàn Quốc có phiên tăng thứ năm liên tiếp, với hy vọng rằng biến thể Omicron không quá nghiêm trọng.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 0,62% lên 2.991,72 điểm.

Trong số các cổ phiếu lớn, Samsung Electronics tăng 1,44% và SK Hynix tăng 2,53%.

Kết thúc phiên 7/12: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 528,23 điểm (+1,89%), lên 28.455,60 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 5,78 điểm (+0,16%), lên 3.595,09 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 634,28 điểm (+2,72%), lên 23.983,66 điểm. Chỉ số KOSPI tại Hàn Quốc tăng 18,47 điểm (+0,62%), lên 2.991,72 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Xử lý nợ xấu cần thêm giải pháp đồng bộ

Tại buổi tọa đàm “Dẫn mạch phục hồi tăng trưởng kinh tế” do Báo Đầu tư vừa tổ chức, bà Nguyễn Ánh Vân, Phó tổng giám đốc LienVietPostBank cho rằng, nguy cơ về nợ xấu, nợ quá hạn tăng vẫn là bài toán khó đối với các tổ chức tín dụng (TCTD), nên cần thêm những giải pháp đồng bộ, mạnh mẽ hơn để xử lý..>> Chi tiết

- Dòng tiền trên thị trường chứng khoán đang chuyển hướng

Dòng tiền trên thị trường chứng khoán đang chuyển hướng nhằm đón đầu cơ hội từ sự phục hồi kinh tế..>> Chi tiết

- Cẩn trọng với hàng đầu cơ

Hiện tượng Gamestop rúng động thị trường chứng khoán Mỹ hồi đầu năm đã lắng xuống, nhưng nó cũng đánh dấu một hiện tượng mang tính toàn cầu đối với thị trường tài chính, làn sóng “phím hàng” qua Internet..>> Chi tiết

- SSI Research: Thời điểm thích hợp để tích lũy cổ phiếu trong dài hạn

Trong báo cáo chiến lược thị trường tháng 12, các chuyên gia SSI Research cho rằng, sự xuất hiện của biến chủng Omicron là rủi ro cho thị trường trong ngắn hạn nhưng lại là cơ hội rất tốt cho thị trường trong dài hạn..>> Chi tiết

- Dự đoán Fed tăng lãi suất trong năm 2022 sau tín hiệu thắt chặt chính sách tiền tệ nhanh hơn

Mục tiêu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell đang hướng tới việc rút lại các khoản kích thích nhanh hơn và mở đường cho Fed linh hoạt hơn vào năm 2022..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục