Thị trường ngũ cốc toàn cầu trị giá 120 tỷ USD đang được vẽ lại sau xung đột Nga - Ukraine

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Trên khắp vành đai trang trại của Ukraine đang trữ đến 15 triệu tấn ngô từ vụ thu hoạch mùa thu, và hầu hết trong số đó lẽ ra đã được cung cấp ra thị trường thế giới.
Thị trường ngũ cốc toàn cầu trị giá 120 tỷ USD đang được vẽ lại sau xung đột Nga - Ukraine

Các kho dự trữ - khoảng một nửa số ngô mà Ukraine dự kiến ​​sẽ xuất khẩu trong mùa vụ - ngày càng khó đến với người mua, điều này cho thấy cái nhìn về căng thẳng Nga - Ukaine đã ảnh hưởng tới hoạt động thương mại ngũ cốc toàn cầu khoảng 120 tỷ USD như thế nào.

Đối mặt với các nút thắt trong chuỗi cung ứng, giá cước vận chuyển tăng vọt và các hiện tượng thời tiết, các thị trường đang chuẩn bị cho những biến động lớn hơn khi việc giao hàng từ Ukraine và Nga - cùng chiếm khoảng 1/4 giao dịch ngũ cốc trên thế giới - ngày càng trở nên phức tạp và làm dấy lên lo ngại thiếu lương thực.

Trước khi căng thẳng Nga - Ukaine leo thang, ngô của Ukraine sẽ được đưa đến các cảng ở Biển Đen như Odesa và Mykolaiv bằng đường sắt và chất lên các tàu đi châu Á và châu Âu. Nhưng với việc các cảng bị đóng cửa, một lượng nhỏ ngô đang len lỏi về phía Tây bằng đường sắt qua Romania và Ba Lan trước khi được vận chuyển ra ngoài. Một tình tiết nghiêm trọng hơn là bánh xe trên các toa xe phải được thay đổi ở biên giới vì không giống như đường ray của châu Âu, các toa tàu của Ukraine chạy trên các đường ray rộng hơn có từ thời Liên Xô.

Kateryna Rybachenko, Phó chủ tịch Câu lạc bộ Doanh nghiệp Nông nghiệp Ukraine cho biết: “Đường sắt không nên đi theo hướng đó. Điều này làm cho toàn bộ hậu cần rất tốn kém và không hiệu quả, và cũng rất chậm. Về mặt logic, đó là một vấn đề lớn".

Ukraine là một trong những nhà xuất khẩu ngô, lúa mì và dầu hướng dương lớn nhất thế giới, nhưng dòng chảy thương mại của các mặt hàng này phần lớn đang bị đình trệ. Bộ Nông nghiệp nước này cho biết, xuất khẩu ngũ cốc hiện giới hạn ở mức 500.000 tấn/tháng, giảm mạnh so với 5 triệu tấn trước xung đột, mức thiệt hại là 1,5 tỷ USD. Các loại cây trồng từ Nga - nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới - vẫn đang tiếp tục diễn ra bình thường nhưng các câu hỏi vẫn còn tồn tại về việc giao hàng và thanh toán cho các chuyến hàng trong tương lai.

Sự gián đoạn trong hoạt động thương mại ngũ cốc và hạt có dầu đang khiến giá hàng hóa tăng vọt. Các quốc gia lo sợ tình trạng thiếu lương thực tiềm ẩn đang tranh giành nhau để tìm các nhà cung cấp thay thế và các ngành nghề mới đang xuất hiện.

Ấn Độ - quốc gia trước đây giữ vụ thu hoạch lúa mì khổng lồ ở quê nhà - đang nhảy vào thị trường xuất khẩu với số lượng kỷ lục trên khắp châu Á. Xuất khẩu lúa mì của Brazil trong ba tháng đầu tiên đã vượt xa so với cả năm ngoái. Các chuyến hàng ngô của Mỹ sẽ đến Tây Ban Nha lần đầu tiên sau khoảng 4 năm. Và Ai Cập đang xem xét đổi phân bón lấy ngũ cốc Romania và tổ chức các cuộc đàm phán về lúa mì với Argentina.

Hoạt động thương mại ngũ cốc trên toàn cầu đang được xây dựng lại

Hoạt động thương mại ngũ cốc trên toàn cầu đang được xây dựng lại

“Hôm nay chúng ta có thể di chuyển những chiếc ghế ngồi trên boong. Nhưng nếu xung đột kéo dài đến mùa hè, khi xuất khẩu lúa mì từ Biển Đen thường tăng tốc, thì sẽ bắt đầu gặp vấn đề. Đó là khi thế giới bắt đầu thấy sự thiếu hụt”, Dan Basse, Chủ tịch của AgResource, một công ty nghiên cứu thị trường nông nghiệp cho biết.

Trong khi đó, các nhà cung cấp thay thế thường đi kèm với cước phí đắt hơn, thời gian vận chuyển lâu hơn hoặc chất lượng khác nhau càng làm tăng tốc độ lạm phát lương thực. Nguồn cung cấp thế giới đã quay cuồng vì hạn hán ở Canada và Brazil và tắc nghẽn giao thông ở nhiều nơi trên thế giới, từ hiện tượng tắc nghẽn đường sắt ở Mỹ cho đến các cuộc đình công của xe tải trên khắp Tây Ban Nha. Cú sốc cộng thêm từ cuộc chiến đã đẩy giá cả lên mức kỷ lục, giá ngô và lúa mì giao sau ở Chicago tăng hơn 20% kể từ đầu năm nay.

Liên Hợp Quốc cảnh báo giá lương thực - đã ở mức cao nhất mọi thời đại - có thể tăng thêm 22%. Xuất khẩu ở Biển Đen sụt giảm nghiêm trọng có thể khiến thêm 13,1 triệu người bị thiếu dinh dưỡng, làm gia tăng nạn đói toàn cầu trong một thế giới vẫn đang phục hồi sau những ảnh hưởng của đại dịch.

Xuất khẩu ngũ cốc tháng 3 so với tháng 2

Xuất khẩu ngũ cốc tháng 3 so với tháng 2

Hiện tại, các nhà cung cấp khác đang vào cuộc. Do bị ảnh hưởng bởi giá cao hơn, Ấn Độ - nước trồng lúa mì lớn thứ hai sau Trung Quốc - đã tăng cường xuất khẩu và có thể đạt kỷ lục 8,5 triệu tấn trong vụ mùa kết thúc vào tháng trước.

Các cảng Kandla và Mundra của Ấn Độ ở bang Gujarat là các cửa ngõ chính xuất khẩu lúa mì, đã hoạt động sôi nổi khi doanh số bán hàng tăng vọt. Chính phủ đang cung cấp thêm năng lực đường sắt để vận chuyển lúa mì, trong khi các nhà chức trách cảng đã được yêu cầu tăng số lượng bến và container dành riêng cho ngũ cốc. Một số cảng trên bờ biển phía đông Ấn Độ Dương và Cảng Jawaharlal Nehru ở Mumbai cũng đang chuẩn bị xếp dỡ hàng hóa lúa mì.

"Chúng tôi sẽ tiếp tục xuất khẩu lúa mì theo cách lớn để đáp ứng nhu cầu ở các quốc gia không nhận được nguồn cung từ các khu vực xung đột. Nông dân của chúng tôi đang tập trung vào việc tăng sản lượng", Piyush Goyal, Bộ trưởng Thương mại và Thực phẩm Ấn Độ cho biết.

Bộ Thương mại Ấn Độ cho biết nước này đang đàm phán để tiếp cận các thị trường Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc và những khách hàng tiềm năng khác bao gồm Bosnia, Nigeria và Iran.

Hạc Hiên
Theo Bloomberg

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục