“Thị trường hậu khủng hoảng biến động mạnh như lò xo sau khi nén….”

(ĐTCK-online) Tại TTCK Việt Nam, các NĐT vẫn sử dụng hai phương pháp đầu tư kinh điển: phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. Tuy nhiên, trên thế giới đã xuất hiện khá nhiều phương pháp đầu tư hiệu quả khác. Nhằm tìm hiểu vấn đề này cũng như xem xét những cơ hội trên TTCK Việt Nam giai đoạn hậu khủng hoảng, ĐTCK đã có cuộc trao đổi với ông Michael Kokalari, CFA, Cố vấn cao cấp của CTCP Quản lý quỹ VFM.
Michael Kokalari. Michael Kokalari.

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu có vẻ đã đi đến hồi kết, ông đánh giá ra sao về triển vọng TTCK Việt Nam thời gian tới?

Trong suốt 15 năm làm việc tại nhiều tổ chức tài chính, tôi đã chứng kiến nhiều cuộc khủng hoảng với quy mô khác nhau và chúng đều để lại nhiều hậu quả cần phải giải quyết. Chính vì lý do đó nên nhiều biện pháp mới, phương thức đầu tư mới và cả những lý thuyết mới được đưa ra áp dụng. Cuộc khủng hoảng lần này cũng vậy, chỉ khác hơn về mức độ và tầm ảnh hưởng. Chắc anh cũng có nghe ở Mỹ người ta đang nói với nhau về học thuyết "The New Normal", nói về tầm quan trọng của châu Á trong việc cơ cấu lại nền kinh tế toàn cầu. Có nhiều ý kiến khác nhau về ý nghĩa của học thuyết này, nhưng riêng tôi lại liên tưởng ngay đến Việt Nam. Tôi tin tưởng rằng, sau khủng hoảng, thị trường này sẽ phát triển mạnh mẽ.

Lý do đầu tiên khiến tôi tin tưởng chính là cơ cấu dân số trẻ và năng động của Việt Nam. Tôi nhớ sự kiện bùng nổ dân số ở Mỹ giai đoạn 1950 - 1960, đó là một trong những yếu tố chính để tạo nên một thời kỳ hoàng kim của nước Mỹ trong thập kỷ 90. Hiện tại, châu Á mà cụ thể là Việt Nam đang đi theo một kịch bản tương tự. Lợi thế về dân số trẻ sẽ tạo thuận lợi cho sự phát triển trong vòng 20 - 30 năm tới. Trung Quốc là một ví dụ điển hình, quốc gia này đã phát triển mạnh mẽ một phần nhờ vào lợi thế về cơ cấu dân số, tuy nhiên điều này sẽ kéo dài không lâu nữa vì người ta cho rằng, dân số Trung Quốc sẽ già đi trước khi họ trở thành giàu có. Với Việt Nam thì mọi việc chỉ mới bắt đầu.

Ông Michael Kokalari, CFA, cố vấn cao cấp CTCP Quản lý quỹ VFM, tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành kinh doanh, tài chính và toán học Trường đại học Stanford và Trường Kinh tế London. Ông từng tham gia chương trình đào tạo tiến sĩ tại Đại học Harvard. Ông có 15 năm kinh nghiệm giao dịch chứng khoán dùng mô hình phân tích định lượng (Quantitative trading) tại các ngân hàng đầu tư lớn trên thế giới như JP Morgan Chase, Credit Suisse First Boston, Paribas và WestLB. Ông Michael từng quản lý các danh mục đầu tư có giá trị trên 1 tỷ USD.

Lý do thứ hai khiến tôi lạc quan là  quản lý kinh tế vĩ mô của Chính phủ Việt Nam. Một cách khéo léo họ đã chèo lái và đưa nền kinh tế ổn định trong giai đoạn khó khăn vừa qua. Riêng đối với TTCK Việt Nam thì tôi càng có niềm tin mãnh liệt. Trong vòng 5 - 10 năm tới, tôi tin tưởng rằng Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới, mà về dài hạn, TTCK luôn được hậu thuẫn mạnh mẽ bởi các nhân tố cơ bản của nền kinh tế. Trong ngắn hạn, TTCK giai đoạn hậu khủng hoảng biến động mạnh như lò xo sau khi nén, nhưng sẽ không rời quá xa các yếu tố cơ bản.

Về thực tiễn, ông đã có sự trải nghiệm tại TTCK nhiều nước, về lý luận ông cũng đã nghiên cứu nhiều về chứng khoán. Ông có thể giới thiệu một vài mô hình đầu tư hiệu quả?

Hiện tại, để nắm bắt cơ hội tại TTCK, trên thế giới có nhiều công cụ và phương pháp đầu tư khác nhau. Tuy nhiên, công cụ mà tôi thấy phù hợp với các thị trường mới nổi như TTCK Việt Nam là mô hình phân tích định lượng gọi tắt là Quant (quantitative model). Trong đó đặc biệt là hai loại gồm: mô hình đầu tư theo xu hướng thị trường (trend following) và mô hình phân tích thống kê (statistical model). Công cụ đầu tư theo xu hướng thực sự hiệu quả trong điều kiện thị trường có biến động mạnh mẽ như Việt Nam. Các chuyên gia sử dụng mô hình phân tích định lượng đều nhìn thấy rõ cơ hội này.

Xin ông giới thiệu một vài nét sơ lược về mô hình Quant?

Dựa theo cảm tính, chúng ta không thể biết chính xác ngày mai thị trường sẽ đi lên hay đi xuống. Nhưng với Quant, ta có thể dự báo được biến động hay các bước dịch chuyển tiếp theo của thị trường. Dựa trên các mô hình toán học hiện đại, Quant phân tích các nguồn thông tin đa dạng, bao gồm phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật và cả các phân tích thống kê vĩ mô, để đưa ra các chỉ báo đầu tư chuẩn xác cũng như phân bổ số lượng đầu tư tối ưu. Không thể kỳ vọng lúc nào Quant cũng đưa ra các dự báo đúng 100%, nhưng thực tế đã chứng minh đó là công cụ dự báo rất ưu việt.

Ông đánh giá ra sao về triển vọng thành công khi sử dụng mô hình Quant trong đầu tư chứng khoán tại TTCK Việt Nam?

Mô hình đầu tư theo phân tích định lượng rất được ưa chuộng và đã mang lại lợi nhuận cao ở TTCK nhiều nước. Ở Mỹ, thời kỳ vàng son của mô hình này là vào đầu năm 1980 đến giữa năm 1990. Trước đó, mô hình này chưa xuất hiện do sự hạn chế tốc độ xử lý số liệu của máy tính. Thời gian đầu, việc giao dịch sử dụng mô hình Quant mang lại lợi nhuận rất cao. Tôi giả sử, vào thời điểm đó nếu một người đầu tư kiên định theo mô hình Quant với 1.000 USD thì đến nay đã trở thành triệu phú!. Tôi tin tại Việt Nam chúng ta đang ở thời kỳ giống như vậy. Đây là sự khởi đầu và cơ hội sẽ dành cho những người năng động tiên phong.

Giang Thanh thực hiện.
Giang Thanh thực hiện.

Tin cùng chuyên mục