Thị trường dầu mỏ đã vượt xa khỏi sự ảnh hưởng bởi biến thể Omicron

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Đã qua nửa tháng đầu tiên của năm mới và đà tăng giá của dầu vẫn không có dấu hiệu chậm lại.
Thị trường dầu mỏ đã vượt xa khỏi sự ảnh hưởng bởi biến thể Omicron

Hợp đồng tương lai giá dầu đã tăng 12% trong hai tuần giao dịch đầu tiên của năm mới khi được thúc đẩy bởi một số chất xúc tác bao gồm hạn chế nguồn cung, lo ngại về cuộc tấn công của Nga vào nước láng giềng Ukraine và ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy biến thể Omicron sẽ không gây xáo trộn như lo ngại.

Phil Flynn, nhà phân tích cấp cao của Price Futures Group cho biết: “Mọi người nhìn vào bức tranh lớn đều nhận ra rằng tình hình cung so với cầu trên toàn cầu rất chặt chẽ và điều đó đang tạo ra một động lực vững chắc cho thị trường”.

Nhà phân tích Stephen Brennock của PVM nhận định: “Khi chúng ta cho rằng OPEC+ vẫn chưa thể bơm hết hạn ngạch tổng thể của mình, thì kỳ vọng này có thể trở thành yếu tố tăng giá nhiều nhất cho giá dầu trong những tháng tới”.

Một số ngân hàng đầu tư lớn đã dự báo giá dầu ở mức 100 USD/thùng trong năm nay với nhu cầu dự kiến ​​sẽ vượt cung, phần lớn nhờ vào năng lực hạn chế của OPEC.

Morgan Stanley dự đoán rằng dầu Brent sẽ đạt 90 USD/thùng trong quý 3 năm nay, trong khi JPMorgan dự báo giá dầu sẽ đạt 125 USD/thùng trong năm nay và 150 USD vào năm 2023. Trong khi đó, Phó chủ tịch phân tích cấp cao của Rystad Energy, Claudio Galimberti cho biết, nếu OPEC muốn giữ thị trường dầu chặt chẽ thì giá dầu có thể tăng giá lên tới 100 USD/thùng.

OPEC+ gần đây đã phải chịu áp lực tăng sản lượng với tốc độ nhanh hơn vì chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden muốn giảm bớt tình trạng thiếu hụt nguồn cung và kiềm chế giá dầu leo ​​thang. Tuy nhiên, OPEC+ lo sợ rằng nếu thực hiện bất kỳ động thái đột ngột nào sẽ dẫn tới với sự sụp đổ của giá dầu.

Tuy nhiên, theo một báo cáo gần đây, chỉ một số ít thành viên OPEC hiện tại có khả năng đáp ứng hạn ngạch sản xuất cao hơn so với mức hiện tại của họ.

Nhà phân tích Amrita Sen của Energy Aspects cho biết, chỉ có Ả Rập Xê Út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Kuwait, Iraq và Azerbaijan là có thể thúc đẩy sản xuất để đáp ứng hạn ngạch OPEC đặt ra, trong khi 8 quốc gia thành viên khác có thể gặp khó khăn do suy giảm sản lượng và thiếu hụt đầu tư vào lĩnh vực dầu mỏ trong nhiều năm.

Nhưng không chỉ các nhà sản xuất OPEC đang gặp khó khăn trong việc thúc đẩy sản xuất dầu.

Phó chủ tịch IHS Markit, Dan Yergin nhận xét rằng sản lượng dầu đá phiến sẽ sụt giảm do đầu tư bị cắt giảm mạnh và chỉ sau đó phục hồi với tốc độ chậm. Các giếng dầu đá phiến suy giảm với tốc độ cực nhanh và do đó cần phải khoan liên tục để bổ sung nguồn cung bị mất.

Trong khi đó, tâm lý e ngại gia tăng đối với các khoản đầu tư vào dầu khí rất khó có thể thay đổi. Các chuyên gia đang cảnh báo rằng lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch có thể tiếp tục suy thoái do xu hướng đầu tư ESG (môi trường, xã hội và quản trị) đang gia tăng mạnh mẽ. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy các công ty có điểm ESG ngày càng bị cộng đồng đầu tư xa lánh.

Theo nghiên cứu của Morningstar, các khoản đầu tư vào ESG đạt kỷ lục 1.650 tỷ USD vào năm 2020, với nhà quản lý quỹ lớn nhất thế giới BlackRock đã gia tăng đầu tư vào ESG.

"Cổ phiếu năng lượng không còn gần bằng với vị trí của chúng vào năm 2014 khi giá dầu thô ở mức hiện tại. Có một vài lý do cho điều đó. Một là cổ phiếu năng lượng đang ở một thời điểm tồi tệ trong một thập kỷ và lý do khác là ESG gây áp lực khiến rất nhiều nhà quản lý tổ chức phải đối mặt với việc họ muốn giảm thiểu đầu tư vào nhiều lĩnh vực này”, Michael Shaoul, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Marketfield Asset Management cho biết.

Trên thực tế, các công ty đá phiến của Mỹ hiện đang đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan sau khi từ chối việc khoan mới và ưu tiên trả cổ tức cũng như trả nợ, tuy nhiên hàng tồn kho của các giếng sản xuất của họ tiếp tục sụt giảm.

Hạc Hiên
Theo báo chí nước ngoài

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục