Về cơ bản, các điều kiện tài chính đo lường mức độ dễ dàng của các hộ gia đình và doanh nghiệp có thể tiếp cận tín dụng, do đó rất quan trọng trong việc chỉ ra các chính sách tiền tệ truyền tải đến nền kinh tế.
Các điều kiện tài chính cũng có ảnh hưởng đến tăng trưởng trong tương lai. Goldman Sachs ước tính mức thắt chặt 100 điểm cơ bản trong chỉ số điều kiện tài chính (FCI) – các yếu tố bao gồm lãi suất, mức độ sử dụng vốn và nợ cũng như đồng đô la - làm giảm tốc độ tăng trưởng 1% so với năm tiếp theo.
Chỉ số của Goldman Sachs và các chỉ số khác từ Fed Chicago và IMF đều cho thấy, các điều kiện tài chính đã thắt chặt đáng kể trong năm nay nhưng vẫn ở mức lỏng lẻo so với trong lịch sử, đây là một minh chứng cho quy mô kích thích được tung ra để giúp các nền kinh tế vượt qua đại dịch.
Sven Jari Stehn, nhà kinh tế trưởng châu Âu tại Goldman Sachs ước tính, chỉ số điều kiện tài chính của ngân hàng Mỹ sẽ cần thắt chặt hơn nữa để Fed đạt được "hạ cánh mềm", tức là tăng trưởng chậm lại nhưng không quá mức.
Ông dự kiến, Fed sẽ tăng lãi suất 50 điểm cơ bản vào tháng 6 và tháng 7, sau đó sẽ tăng lãi suất 25 điểm cơ bản tại các cuộc họp tiếp theo cho đến khi lãi suất chính sách trên 3%. Nhưng nếu các điều kiện không đủ thắt chặt và tăng trưởng tiền lương, lạm phát không ở mức vừa phải, Fed có thể tiếp tục với mức tăng 50 điểm cơ bản.
Chỉ số S&P 500 vẫn giao dịch cao hơn 20% so với mức đỉnh trước đại dịch. Thông qua hiệu ứng của cải, giá cổ phiếu được cho là để hỗ trợ chi tiêu của hộ gia đình. Điều đó có thể thay đổi vì Fed đã ngừng mở rộng bảng cân đối kế toán vào tháng 3 và sẽ bắt đầu cắt giảm từ tháng 6 trong kế hoạch thắt chặt định lượng.
Câu hỏi đặt ra là liệu Fed có thể thắt chặt các điều kiện vừa đủ để hạ nhiệt giá nhưng không quá mức khiến tăng trưởng và thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Một rủi ro được nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương Anh Catherine Mann nhấn mạnh là bảng cân đối kế toán khổng lồ của các ngân hàng trung ương có thể đã ngừng việc truyền tải chính sách tiền tệ vào các điều kiện tài chính. Nếu vậy, Fed có thể cần phải hành động mạnh mẽ hơn dự kiến.
Mike Kelly, người đứng đầu bộ phận đa tài sản toàn cầu tại PineBridge Investments lưu ý rằng, các chương trình thắt chặt định lượng trước đây nhỏ hơn nhiều nên "chúng ta đang đi vào một môi trường mà chưa ai từng thấy trước đây”.
Trong các giai đoạn thực hiện thắt chặt định lượng vào năm 2013 và 2018, thị trường chứng khoán đã giảm 10% và buộc Fed phải giảm bớt việc thắt chặt định lượng.
Tuy nhiên, những nhà đầu tư có niềm tin rằng thị trường có thể sẽ bước vào giai đoạn này và chứng khoán sẽ phục hồi nên cẩn thận vì các nhà phân tích của Citi cho rằng điều này có thể không có hiệu lực trước khi chỉ số S&P 500 trải qua một đợt giảm 20% nữa.
Patrick Saner, người đứng đầu chiến lược vĩ mô tại công ty bảo hiểm Swiss Re cho biết: “Nếu lạm phát 8,5%... giá thực hiện của quyền chọn bán của ngân hàng trung ương thấp hơn rất nhiều so với trước đây”.