Thị trường chứng khoán toàn cầu phớt lờ với rủi ro từ Trung Quốc

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Các thị trường toàn cầu có thể đang phớt lờ và không nắm bắt đúng những rủi ro xuất phát từ Trung Quốc và bằng chứng cho điều đó là giá cổ phiếu đang giao dịch ở mức cao kỷ lục.
Thị trường chứng khoán toàn cầu phớt lờ với rủi ro từ Trung Quốc

Theo Frances Donald, người đứng đầu về chiến lược vĩ mô toàn cầu tại Manulife Asset Management, một thách thức lớn là chiến lược Zero Covid của Trung Quốc.

“Điều quan trọng là độ nhạy cảm của thị trường với chiến lược Zero Covid ở Trung Quốc sẽ tác động đến nền kinh tế toàn cầu như thế nào? Đó là một câu chuyện vĩ mô toàn cầu chưa được phản ánh vào giá cổ phiếu, ngay cả khi tin xấu đối với Trung Quốc đã phản ánh trực tiếp vào giá tài sản của Trung Quốc”, ông Donald cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên Bloomberg Radio hôm thứ Năm (28/10).

Trung Quốc hiện đang nỗ lực để hạn chế bất kỳ đợt bùng phát Covid-19 mới nào trên diện rộng và là chốt chặn cuối cùng cho cách tiếp cận theo chiến lược Zero Covid đối với việc đóng cửa biên giới và hạn chế di chuyển.

"Nếu Trung Quốc tiếp tục với chiến lược Zero Covid để chống lại mầm bệnh, chúng ta có thể sẽ thấy PMI giảm tốc, thương mại suy yếu và hoạt động hàng hóa cũng chậm lại", ông Donald cho biết.

Các kết quả kinh doanh gần đây của công ty cho thấy những thách thức phát sinh từ lập trường kiểm soát Covid-19 của Trung Quốc. Starbucks và McDonald trong báo cáo lợi nhuận mới nhất đã cho thấy sự sụt giảm doanh số bán hàng tại các cửa hàng ở Trung Quốc trong bối cảnh hạn chế di chuyển liên quan đến đại dịch.

Chỉ số MSCI China và MSCI AC World

Chỉ số MSCI China và MSCI AC World

Trong khi đó, chỉ số MSCI AC World Index đã tăng gần 16% tính tới thời điểm hiện tại trong năm nay và hiện đang giao dịch gần mức cao kỷ lục. Ngược lại, chỉ số MSCI Trung Quốc đã giảm 14% do ảnh hưởng bởi một loạt các chính sách về sự siết chặt quy định của Bắc Kinh đối với một loạt ngành, bao gồm cả lĩnh vực bất động sản.

Tăng trưởng lợi nhuận tích cực của các doanh nghiệp trên toàn cầu đã khuyến khích quan điểm rằng, chứng khoán toàn cầu có thể vượt qua sự gián đoạn chuỗi cung ứng liên quan đến đại dịch đang gây ra lạm phát và thúc đẩy các ngân hàng trung ương thực hiện thắt chặt chính sách tiền tệ.

Jim Veneau, người đứng đầu bộ phận thu nhập cố định của khu vực châu Á tại Axa Investment Managers cho biết, những trở ngại từ lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc và sự suy giảm kinh tế rộng lớn hơn là những bài kiểm tra tâm lý quan trọng đối với các nhà đầu tư.

Ông cho biết: "Tăng trưởng chậm lại là một dấu hiệu khó lường và sẽ có những tác động ở quy mô toàn cầu. Thị trường vẫn có kỳ vọng giảm mức đòn bẩy trong nền kinh tế thông qua cơ chế thị trường và giới đầu tư sẵn sàng chịu đựng một số thiệt hại trong giai đoạn này”.

Dữ liệu được công bố trong tháng này cho thấy, mức tăng trưởng GDP của Trung Quốc giảm mạnh xuống còn 4,9% trong quý III so với mức tăng trưởng 7,9% trong quý II.

Hạc Hiên
Theo Bloomberg

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục