Thị trường chứng khoán: Khơi thông nguồn lực cho doanh nghiệp, kênh đầu tư sinh lời và tích sản

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Sáng 18/11, Báo Đầu tư phối hợp với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tổ chức tọa đàm "Thị trường chứng khoán: Khơi thông nguồn lực cho doanh nghiệp, kênh đầu tư sinh lời và tích sản".
Thị trường chứng khoán: Khơi thông nguồn lực cho doanh nghiệp, kênh đầu tư sinh lời và tích sản

Toạ đàm sẽ trao đổi về những dấu ấn trên chặng đường trưởng thành và phát triển của thị trường, chiến lược phát triển thị trường chứng khoán, nhận định các cơ hội trên thị trường chứng khoán, sản phẩm, công nghệ mới phục vụ nhà đầu tư, khát vọng của các thành viên thị trường trước bước ngoặt mới của ngành…

Tọa đàm có sự tham dự và phát biểu của Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi.

Tọa đàm tổ chức vào ngày 18/11 và Livestream trên Fanpage Báo Đầu tư Chứng khoán https://www.facebook.com/tinnhanhchungkhoan với các khách mời:

1. Ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

2. Ông Nguyễn Duy Thịnh, Chủ tịch Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX)

3. Ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán VNDirect.

4. Ông Vũ Đức Tiến, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán SHS.

5. Ông Lê Chí Phúc, Tổng giám đốc SGI Capital.

6. Bà Phạm Thị Thế, Cố vấn Hội đồng quản trị CTCP Xây dựng 1369.

7. Ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Phát triển năng lực đầu tư, Công ty Chứng khoán VPS.

8. Ông Trần Lê Minh, Phó tổng giám đốc, phụ trách Chi nhánh Hà Nội, Công ty cổ phần Quản lý quỹ Dragon Capital Việt Nam.

9. Ông Phạm Đình Huy, Giám đốc Đầu tư Tập đoàn Nam Long.

10. Ông Phạm Vũ Thăng Long, Giám đốc Nghiên cứu Kinh tế vĩ mô Công ty Chứng khoán HSC.

Nội dung tường thuật

08:56 18/11

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư cho biết, nhìn lại chặng đường 25 năm phát triển của ngành chứng khoán, chúng ta có thể thấy một sự phát triển vượt bậc.

Theo thống kê của UBCK, đến ngày 30/9/2011, tổng quy mô thị trường đã đạt trên 8,3 triệu tỷ đồng, tương đương với 133,83% GDP cả nước, với 2.133 doanh nghiệp niêm yết và đăng ký giao dịch và hơn 181 tỷ chứng khoán. Đây quả là con số ấn tượng so với con số vỏn vẹn 2 mã chứng khoán giao dịch những ngày đầu thị trường ra đời.

Số tài khoản nhà đầu tư đăng ký đã lên tới con số gần 4 triệu, trong đó số tài khoản mở mới riêng trong 9 tháng đầu năm 2021 đã tăng 70% so với cả năm 2020. Thanh khoản thị trường luôn đạt ở mức cao trong vài năm trở lại đây, đặc biệt là trong thời gian gần đây khi mà đại dịch vẫn đang bùng phát mạnh. TTCK Việt Nam đã khẳng định vai trò là kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế, đóng góp ngày càng lớn vào tổng đầu tư xã hội với tổng lượng vốn huy động qua TTCK năm 2020 đã đạt trên 37% GDP.

Tổng Biên tập Báo Đầu tư Lê Trọng Minh phát biểu khai mạc Tọa đàm. Ảnh Dũng Minh

Tổng Biên tập Báo Đầu tư Lê Trọng Minh phát biểu khai mạc Tọa đàm. Ảnh Dũng Minh

Với những nền tảng đó, cùng với những nỗ lực của cơ quan quản lý nhà nước và các thành viên thị trường trong thời gian tới, chắc chắn rằng, TTCK Việt Nam sẽ tiếp tục là kênh quan trọng và hữu hiệu để cộng đồng doanh nghiệp huy động thêm nguồn lực, mở rộng hoạt động, nâng cao sức cạnh tranh và đóng góp nhiều hơn cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Và không chỉ với các doanh nghiệp, TTCK cũng là nơi mở ra rất nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư đang ngày càng trở nên quen thuộc với hình thái đầu tư bậc cao này. Dù khó có một con số thống kê chính thức, nhưng thị trường chắc chắn có thể chỉ ra rất nhiều gương mặt đầu tư điển hình đã rất thành công, gây dựng nên những tài sản lớn nhờ chiến lược đúng đắn và sự kiên trì trong quá trình đầu tư của mình, bất chấp những cú trồi sụt mạnh gắn với bản chất của TTCK.

Đó cũng là lý do Báo Đầu tư tổ chức cuộc tọa đàm hôm nay với chủ đề “TTCK: Khơi thông nguồn lực cho doanh nghiệp – Kênh đầu tư sinh lời và tích sản”.

"Chúng tôi tin rằng, chủ đề này càng mang tính thời sự trong bối cảnh thị trường đang chứng kiến một sự thăng hoa chưa từng có với những phiên giao dịch lịch sử. Đặc biệt, khi mà hầu như nhà đầu tư nào tham gia thị trường vào thời điểm này cũng có thể chiến thắng thì cũng là lúc cần có những sự phân tích, đánh giá, thậm chí là cảnh báo, để hoạt động đầu tư chứng khoán thực sự mang lại những giá trị đúng nghĩa, bền vững, góp phần tạo ra một thị trường phát triển lành mạnh, xứng với vị thế trong nền kinh tế.

Là cơ quan báo chí đồng hành với sự phát triển của TTCK Việt Nam từ những ngày đầu thành lập, Báo Đầu tư luôn mong muốn góp phần công sức nhỏ bé của mình vào sự lớn mạnh của các thành viên thị trường theo hướng bền vững đó", ông Minh phát biểu.

09:30 18/11

Phát biểu chào mừng tại buổi Tọa đàm, ông Nguyễn Đức Chi, Thứ trưởng Bộ Tài chính cho biết: "Thay mặt lãnh đạo Bộ Tài chính, tôi cảm thấy rất vui khi dự Toạ đàm do Báo Đầu tư tổ chức, là sự kiện ý nghĩa nhân dịp chúng ta kỷ niệm 25 năm ngày ra đời và thành lập thị trường chứng khoán Việt Nam".

Về góc độ cơ quan quản lý nhà nước đối với TTCK, ông Chi cho biết, hiện nay, Bộ Tài chính đang cùng với các bộ ngành báo cáo Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Những cơ sở và căn cứ xây dựng chiến lược là căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất Nước, theo định hướng, nghị quyết của Đảng, các chủ trương chính sách của Đảng.

"Quan điểm phát triển thị trường cần nói đến phát triển thị trường đồng bộ, thống nhất trong tổng thể thị trường tài chính, gắn liền với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu nền kinh tế… đảm bảo liên kết thị trường tài chính với thị trường tiền tệ, mở rộng và nâng cao chất lượng thị trường trên cơ sở ứng dụng công nghệ và đặc biệt là cách mạng công nghệ thông tin, yêu cầu về chuyển đổi số .

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi phát biểu chào mừng Tọa đàm. Ảnh: Dũng Minh

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi phát biểu chào mừng Tọa đàm. Ảnh: Dũng Minh

Quản lý giám sát thị trường trên cơ sở rủi ro, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia thị trường, đảm bảo minh bạch, an toàn và bền vững. Nhà nước quản lý thị trường bằng pháp luật, bằng khuôn khổ pháp lý", ông Chi nêu quan điểm.

Về mục tiêu tổng quát, theo ông Chi, sẽ xây dựng và phát triển TTCK là kênh dẫn vốn trung và dài hạn chủ yếu của nền kinh tế. Kết quả của 25 năm qua cho thấy, TTCK đang ngày càng đóng góp vai trò quan trọng là kênh dẫn vốn, hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng thương mại.

Trước đây, chưa có TTCK thì kênh dẫn vốn, ngắn, trung và dài hạn đặt lên vai ngân hàng. Khi có TTCK, thị trường này đang ngày càng san sẻ, chiếm tỷ trọng lớn dần trong kênh dẫn vốn với hệ thống ngân hàng.

"TTCK cần gắn với TTCK khu vực, hội nhập với TTCK quốc tế, theo các thông lệ, chuẩn mực tốt trên quốc tế áp dụng vào xây dựng TTCK Việt Nam", ông Chi phát biểu.

Về mục tiêu cụ thể, Thứ trưởng Bộ Tài chính cho biết, sẽ phát triển TTCK theo chiều sâu, nâng cao chất lượng và thanh khoản thị trường, trong đó thị trường cổ phiếu đạt tối thiểu 85% GDP (điều chỉnh) năm 2025, và 110% GDP năm 2030… Đối với trái phiếu, hướng tới mục tiêu 47% GDP năm 2025, và 58% GDP năm 2030. Với cơ cấu cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu Chính Phủ hợp lý.

Về thị trường chứng khoán phái sinh, đặt mục tiêu tốc độ tăng 20 - 30%/năm, số lượng nhà đầu tư đạt 5% dân số vào năm 2025, đạt 8% năm 2030 với cơ cấu tổ chức, cá nhân, trong nước, ngoài nước hợp lý.

"Ta sẽ phát triển TTCK theo chiều sâu, nâng cao chất lượng và thanh khoản với các mục tiêu như vậy', ông Chi cho biết.

Về tổ chức thị trường một cách hiệu quả, thì tiến hành tổ chức lại thị trường, thành lập sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, cơ cấu lại mô hình công ty mẹ, công ty con, trong đó có HOSE và HNX. Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính đã có quyết định, chuẩn bị điều kiện để đưa mô hình Sở GDCK Việt Nam đi vào hoạt động sớm nhất.

Đồng thời, tổ chức lại Trung tâm lưu ký Chứng khoán thành Tổng công ty Lưu ký chứng khoán và thanh toán bù trừ, đồng bộ công nghệ giao dịch và thanh toán chứng khoán, hướng đến nâng hạng thị trường trước năm 2025 theo tiêu chuẩn MSCI, FTSE.

Về mục tiêu nâng cao sức mạnh của các định chế trung gian trên thị trường, củng cố và tăng cường năng lực của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư (ETF, hưu trí tự nguyện…), sẽ đưa vào thành lập và các tổ chức cung cấp dịch vụ như xếp hạng tín nhiệm, tổ chức và nâng cao năng lực các hiệp hội doanh nghiệp trong lĩnh vực chứng khoán…

Đảm bảo thực thi các chính sách pháp luật, đảm bảo thị trường vận hành công khai, minh bạch, ứng dụng công nghệ thông minh trong giám sát thị trường, xây dựng cơ chế phối hợp giữa bộ ngành trong kiểm tra, giám sát, quản lý thị trường để nhanh chóng phát hiện, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm và đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư tham gia.

"Chúng ta cũng chủ động hội nhập với TTCK thế giới và TTCK Việt Nam đặt ra mục tiêu là một trong 4 thị trường lớn trong khu vực ASEAN", Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi nhấn mạnh.

09:50 18/11

Sau bài phát biểu chào mừng của Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, Tọa đàm bước vào phần thảo luận với sự dẫn dắt của ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư.

Ông Lê Trọng Minh (thứ 5 từ phải qua), Tổng Biên tập Báo Đầu tư và ông Bùi Đức Hải (ngoài cùng bên trái), Phó tổng Biên tập thường trực Báo Đầu tư chụp ảnh lưu niệm với các khách mời trước khi bước vào Tọa đàm. Ảnh: Dũng Minh

Ông Lê Trọng Minh (thứ 5 từ phải qua), Tổng Biên tập Báo Đầu tư và ông Bùi Đức Hải (ngoài cùng bên trái), Phó tổng Biên tập thường trực Báo Đầu tư chụp ảnh lưu niệm với các khách mời trước khi bước vào Tọa đàm. Ảnh: Dũng Minh

Ông Lê Trọng Minh, Tổng biên tập Báo Đầu tư: Với chủ đề thứ nhất khơi thông nguồn lực, trong bài phát biểu của Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi có chia sẻ trong chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến 2030, thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn trung và dài hạn của nền kinh tế. Hiện đây chắc chưa phải là kênh huy động vốn chủ yếu, bởi chủ yếu vẫn là kênh ngân hàng nhưng điều này có hàm ý, thị trường chứng khoán sẽ phát triển huy động vốn lớn hơn nhưng thông qua hình thức và giải pháp nào. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước với vai trò là cơ quan soạn thảo chiến lược có thể chia sẻ về vấn đề này?

Ông Lê Trọng Minh, Tổng biên tập Báo Đầu tư đặt câu hỏi dẫn đề cho các khách mời. Ảnh: Dũng Minh

Ông Lê Trọng Minh, Tổng biên tập Báo Đầu tư đặt câu hỏi dẫn đề cho các khách mời. Ảnh: Dũng Minh

Ông Phạm Hồng Sơn, Phó chủ tịch UBCK: Để hoàn thiện các chiến lược này chúng tôi đã xây dựng, soạn thảo trình Bộ Tài chính hoàn thiện khung pháp lý, tạo nền tảng cho thị trường. Quốc hội đã thông qua Luật Chứng khoán mới áp dụng từ 2021, đây là nền tảng pháp lý quan trọng để phát triển thị trường chứng khoán. Để thị trường chứng khoán phát triển, chúng tôi triển khai 8 nhóm giải pháp phát triển gồm: hoàn thiện cơ sở pháp lý, cơ cấu hàng hoá, cơ cấu đầu tư, cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực quản lý giám sát, tăng cường vai trò xã hội nghề nghiệp của thị trường chứng khoán…

Về hoàn thiện cơ sở pháp lý, hiện UBCK đang hoàn thiện các văn bản hướng dẫn luật để nhà đầu tư nắm rõ. Xem xét hoàn thiện thêm những khuôn khổ pháp lý phù hợp hơn với hoạt động giao dịch mới của thị trường, số hoá.

Nhóm giải pháp thứ hai tăng cường nâng cao năng lực quản lý giám sát, đây là điều kiện quan trọng để phát triển công khai, minh bạch. Kiện toàn bộ máy chức năng nhiệm vụ thanh tra giám sát trong đó có hoàn thiện khung pháp lý, hiện đã có nghị định sửa đổi ban hành năm 2021 nâng cao quy chế sửa đổi, xử lý các vi phạm kịp thời. Xây dựng các tiêu chí giám sát rõ ràng, phân thành 3 tuyến để tăng cường giám sát. Giám sát là quan trọng nhất. Xử lý nghiêm những hành vi vi phạm.

Ông Phạm Hồng Sơn, Phó chủ tịch UBCK trao đổi tại Tọa đàm. Ảnh: Dũng Minh

Ông Phạm Hồng Sơn, Phó chủ tịch UBCK trao đổi tại Tọa đàm. Ảnh: Dũng Minh

Nhóm giải pháp đánh giá rủi ro, quản lý rủi ro các công ty chứng khoán và các tổ chức tham gia thị trường. Để tăng cường công tác thanh tra sẽ thực hiện nâng cấp hệ thống công nghệ, nâng cấp để giám sát mạnh hơn nữa.

Đa dạng hoá các sản phẩm mới, cơ cấu phù hợp trong sự phát triển chung của thị trường, nghiên cứu xem xét các doanh nghiệp tiềm năng, sáng tạo tham gia vào thị trường. Để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn từ thị trường chứng khoán, giúp doanh nghiệp mới nổi, DN khởi nghiệp đi nhanh hơn. Xem xét sàn giao dịch.

Đa dạng hoá các kỳ hạn trái phiếu chính phủ, trong thời gian tới phát hành trái phiếu xanh để nhằm huy động vốn phát triển kinh tế xanh bền vững, thu hút nhà đầu tư tham gia vào thị trường trái phiếu. Ban hành chứng khoán hoá các khoản nợ. Hoàn thành khung pháp lý sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp.

Nhóm giải pháp về nâng cao tính minh bạch, chất lượng hàng hoá, huy động vốn và giám sát việc huy động vốn cũng được chú trọng.

10:02 18/11

Ông Nguyn Duy Thnh, Chủ tịch HNX: Thị trường chứng khoán đã có sự phát triển mạnh, giảm thiểu gánh nặng cho ngân hàng, ngân hàng bản chất vay ngắn hạn, doanh nghiệp cần vốn trung và dài hạn. Tại HNX có thị trường cổ phiếu, trái phiếu và phái sinh.

Trong đó, thị trường UPCoM đã vận hành từ 2009, đã được 12 năm thấy là thị trường tiềm năng và phát triển nhanh. Sứ mệnh ra đời của UPCoM mục tiêu hoàn thành và là kênh huy động vốn cho doanh nghiệp và hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài, hơn 150.000 tỷ thông qua phát hành bổ sung, quy mô 1,5 triệu tỷ, 18,3% GDP năm 2020.

Ông Nguyễn Duy Thịnh, Chủ tịch HNX trao đổi tại Tọa đàm. Ảnh: Dũng Minh

Ông Nguyễn Duy Thịnh, Chủ tịch HNX trao đổi tại Tọa đàm. Ảnh: Dũng Minh

Trong 10 tháng đầu năm 2021 quy mô 500 tỷ đồng gấp 4 lần thanh khoản 2020 và 5 lần thanh khoản 2019 tương đương 15% khối lượng giao dịch cổ phiếu trên HNX, bán ròng trên thị trường niêm yết và mua ròng trên UPCoM. Trong thời gian vừa qua, UPCoM đã có sự tăng trưởng khích lệ.

Ngày 11/10, khối lượng giao dịch lên tới 4.500 tỷ đồng. UPCoM có nhiều đặc thù và đa dạng nên có nhiều hấp dẫn, đa dạng về quy mô vốn, quy mô ngành nghề kinh doanh. Một thực trạng nữa là nhiều doanh nghiệp lớn khi chưa niêm yết ngay đã gia nhập UPCoM và có tiềm năng tăng giá, nhiều mã như viên ngọc thô chưa được khai phá. Biên độ giao dịch tại UPCoM là 15% trong khi HNX là 10% và HOSE là 7%.

10:12 18/11

Ông Lê Trọng Minh: Thị trường UPCoM đang rất hấp dẫn và Báo Đầu tư Chứng khoán đã có hẳn một tiêu điểm nói về dòng tiền ào ạt đổ vào UPCoM. Còn nhớ về những ngày đầu của Trung tâm giao dịch Chứng khoán Hà Nội tựa như UPCoM bây giờ. Nhìn vào sự phát triển ấn tượng của HNX thì ta có thể kỳ vọng nhiều hơn thế từ UPCoM sắp tới.

Hôm nay, may mắn có các thành viên thị trường tham dự, là những nhà tư vấn lão luyện giúp nhiều doanh nghiệp khơi thông cánh cửa tài chính. Tôi mời ông Vũ Đức Tiến, Tổng giám đốc SHS – đơn vị có nhiều hoạt động tư vấn niêm yết, tư vấn phát hành thời gian qua chia sẻ.

Ông Vũ Đức Tiến, Tổng giám đốc SHS: Đây là câu hỏi khá thú vị, vì nếu nhìn đơn giản về diễn biến TTCK 2 năm qua thì là tốt, nhưng tôi muốn nói sâu hơn, TTCK Việt Nam đang phát triển sang một giai đoạn mới, thời kỳ mới, bền vững và phù hợp với sự phát triển của kinh tế.

Rõ ràng, phát triển TTCK Việt Nam trong 2 năm qua dù đại dịch thì đều có những chỉ số lạc quan, về quy mô TTCK nay đã 133% GDP, quy mô giao dịch thị trường từ mười mấy ngàn tỷ/phiên năm 2020, nay 20.000 - 30.000 tỷ đồng/phiên. Nhà đầu tư tham gia trước chỉ lèo tèo 1 triệu nay 3,5 triệu tài khoản và sẽ cao hơn nữa.

Đó là tín hiệu từ TTCK. Còn chúng tôi, nhìn thấy rằng, phát triển TTCK nhờ hội tụ nhiều yếu tố, trước tiên là sự quan tâm của Chính phủ, Bộ Tài chính, UBCK Nhà nước có kiên định về phát triển thị trường, không phải vì câu chuyện thị trường phát triển nhanh tăng nóng mà bỏ qua quản lý, giám sát, mà tạo ra TTCK minh bạch, hàng hoá chất lượng, quá trình thúc đẩy hàng hoá trên thị trường cũng được thực hiện hiện quyết liệt

Nhờ vậy, TTCK Việt Nam 2 năm qua là điểm nhấn, tôi cho rằng, TTCK sẽ phải như vậy và rõ ràng, với sự phát triển phù hợp với xu hướng chung.

Ông Vũ Đức Tiến, Tổng giám đốc SHS trao đổi tại Tọa đàm. Ảnh: Dũng Minh

Ông Vũ Đức Tiến, Tổng giám đốc SHS trao đổi tại Tọa đàm. Ảnh: Dũng Minh

Nếu TTCK phát triển kém, quá thấp so với GDP sẽ cho thấy còn tồn tại nhiều vấn đề. Tôi nhớ, TTCK có lúc chỉ 24% GDP, rất nhỏ, nay hơn 100%, còn phát triển tốt nữa phải 200% GDP. Khi thị trường phát triển đạt về chất và lượng nhất định thì sẽ phát triển bền vững.

TTCK Việt Nam đang vận động đúng quy luật và hưởng lợi từ quá trình tái cơ cấu. Trong 2020 - 2021 đón lượng hàng hoá lớn, đặc biệt cổ phiếu ngân hàng thương mại, hàng hoá này lại rất tốt. Vì các ngân hàng thương mại hiện nay đã thừa hưởng quá trình tái cơ cấu của Chính phủ hơn 10 năm, nên giờ ngân hàng thương mại tự hào nợ xấu giảm xuống, trong đó có ngân hàng hàng đầu dưới 1%, còn ngân hàng tham gia tái cơ cấu cũng đâu đó 2% - rất lý tưởng so với 10 năm trước.

Các ngân hàng thương mại đang phát triển tốt, đạt lợi nhuận mà doanh nghiệp sản xuất mơ ước. Đây là hàng hoá chất lượng và từ đó mới tạo bền vững, giữ chân nhà đầu tư và TTCK Việt Nam từ đây sẽ đi lên.

Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi đã nói về các mục tiêu vốn hoá, về số người dân tham gia thị trường… có thể khả năng sau đã có thể đạt được. Còn với thị trường trái phiếu cũng không khó hoàn thành mục tiêu. TTCK sẽ là kênh huy động vốn hữu hiệu, chia sẻ với hệ thống ngân hàng.

2 năm qua rõ ràng kinh tế khó khăn, và doanh nghiệp vay mới là rất khó. Chính phủ có thể tái cơ cấu tín dụng, nhưng vay mới rất khó vì hoạt động kinh doanh đang khó khăn, đi xuống vì Covid và các quan ngại dịch bệnh chưa thể lượng hoá. Nhưng SHS là thành viên tích cực và hiểu rõ sứ mệnh của mình là khơi thông nguồn vốn giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp thì có thể nói rằng, năm 2020-2021 phản ánh rõ tính ưu điểm, sứ mệnh là kênh huy động vốn cho nền kinh tế của TTCK.

Năm 2020 huy động hơn 470.000 tỷ đồng qua kênh cổ phiếu, trái phiếu nhiều hơn, 2021 cũng thế, đạt khoảng 300.000 tỷ đồng trong 9 tháng, tăng 30% so với cùng kỳ. Về trái phiếu huy động, thực hiện qua SHS cũng đạt ấn tượng, 11 tháng 2021 tư vấn thành công trái phiếu doanh nghiệp tổng giá trị gần 15.000 tỷ đồng, phát hành cổ phiếu khoảng 10.000 tỷ đồng, trải dài tất cả các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ…

Có bài học rất cụ thể, trong khó khăn 2020 - 2021, những doanh nghiệp từ trước đến nay họ không dám tăng vốn, vì sợ không thành công, thì đầu 2021, họ trao đổi với SHS về các quan ngại và tìm giải pháp. SHS với vai trò thành viên thị trường, hiểu thị trường, và hiểu sự lớn mạnh của quy mô, tiềm năng của thị trường và đã có những đồng hành với doanh nghiệp. Và SHS làm không phải phát hành phân phối hiện hữu, mà đấu giá. Những doanh nghiệp đó đã thành công, các cuộc đấu giá có giá cao hơn bình thường. Đây là minh chứng rõ nét cho thành công trên huy động thị trường. Nhờ đâu, nhờ TTCK lớn lên, quan điểm của nhà đầu tư về lợi nhuận và rủi ro đã khác nhau.

Vai trò huy động vốn của TTCK đang ngày càng lớn và quan trọng, tạo nguồn vốn bền vững cho doanh nghiệp.

10:23 18/11

Ông Lê Trọng Minh: Các đánh giá của SHS, VNDirect được nghe không phải không có cơ sở, như gần 4 triệu tài khoản, nhưng tài khoản active thì đâu đó chỉ chiếm 1% dân số. Nếu mới 1% đó đã tạo điều kỳ diệu hôm nay, thì lên 5% sẽ còn ấn tượng hơn.

Chúng tôi chuyển sang nghe ý kiến của “bà mối” - là góc độ quản lý quỹ. Xin mời ông Lê Chí Phúc, Tổng giám đốc SGI Capital chia sẻ.

Ông Lê Chí Phúc, Tổng giám đốc SGI Capital: Tôi cho rằng, nếu so sánh tương quan với các TTCK đi trước ta 10-15 năm thì vẫn còn dư địa rất lớn, và mới chỉ 1% tài khoản active đã giúp thị trường đạt thanh khoản kỷ lục.

Tôi cho rằng, có các lý do sau, người dân Việt Nam tiếp cận các vấn đề mới rất cởi mở và năng động.


Ông Lê Chí Phúc, Tổng giám đốc SGI Capital (hàng trên bên trái màn hình) trao đổi tại Tọa đàm qua zoom.

Ông Lê Chí Phúc, Tổng giám đốc SGI Capital (hàng trên bên trái màn hình) trao đổi tại Tọa đàm qua zoom.

Khi họ tiếp cận TTCK, hay công nghệ mới để mở tài khoản, giao tiếp với các nền tảng giao dịch mới đều rất cởi mở - đây là khác biệt của TTCK Việt Nam so với thị trường khác, nên dù quy mô chưa quá lớn, nhưng giao dịch lại vượt qua nhiều thị trường mới nổi, như trong Asean thì giao dịch của thị trường Việt Nam vượt qua thị trường Philippine, Malaysia, …và tiệm cận thị trường lớn nhất trong khu vực ASEAN.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang phát triển rất tốt và nhu cầu về quản lý tài sản đang ngày càng tăng, điểm thay đổi trong tư duy của người dân đang rất tích cực khi dần cho rằng TTCK cũng là một kênh đầu tư tài sản tốt, sinh lời tốt, thay vì chỉ có kênh đầu tư bất động sản, hay vàng.

Chính vì thế, các công ty quản lý quỹ trong 1 năm gần đây cũng đang rất nỗ lực đưa ra các sản phẩm mới, tích sản cổ phiếu, tích sản chứng chỉ quỹ đưa ra cho nhà đầu tư.

Tôi cho rằng, 3-5 năm tới quy mô thị trường vẫn phát triển nhanh, sẽ gây bất ngờ cho cả những người lạc quan nhất đang ngồi ở đây.

10:37 18/11

Ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng giám đốc CTCK VNDirect: Với sự phát triển TTCK, tôi có may mắn được tham gia từ ngày đầu tư với vai của ngân hàng thương mại, thị trường trái phiếu và công ty chứng khoán. Sự phát triển của TTCK giúp cấu trúc thị trường tài chính Việt Nam bền vững hơn nhiều.

Khi nói đến thị trường tài chính, trước này chúng ta chỉ nói đến ngân hàng thương mại mà không có thị trường trái phiếu, cổ phiếu. Đến nay chúng ta có kênh thị trường cổ phiếu, trái phiếu, trái phiếu không chỉ giúp doanh nghiệp mà còn giúp Chính phủ có nguồn vốn.

Ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng giám đốc CTCK VNDirect trao đổi tại Tọa đàm. Ảnh: Dũng Minh

Ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng giám đốc CTCK VNDirect trao đổi tại Tọa đàm. Ảnh: Dũng Minh

Các doanh nghiệp nếu đáp ứng đủ các tiêu chí nhất định để tham gia vào thị trường trái phiếu để huy động nguồn vốn trung và dài hạn. Trước đây, vốn phụ thuộc vào ngân hàng thương mại, họ có thế mạnh trong cho vay vốn lưu động, cung cấp các dịch vụ ngân hàng. Thực tiễn huy động ngắn hạn cho vay trung và dài hạn sẽ có rủi ro về tính thanh khoản mong manh dễ vỡ, khủng hoảng. Cùng với sự phát triển của thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu, đến nay câu nói phụ thuộc vào ngân hàng thương mại sẽ hơi quá. Tổng dư nợ hiện nay vào khoảng 150% GDP trong đó dư nợ trung và dài hạn không quá 70% GDP.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện nay hơn 20% GDP, vốn trung hạn qua thị trường trái phiếu và cổ phiếu lớn hơn ngân hàng. Thị trường cổ phiếu, trái phiếu giúp doanh nghiệp đa dạng kênh dẫn vốn. Mỗi loại hình vốn có tính chất đặc biệt phù hợp tính chất kinh doanh giúp doanh nghiệp xây dựng cơ chế tối ưu, an toàn hơn, phát triển kinh doanh tốt hơn.

Thời gian gần đây quá trình tái cấu trúc nền kinh tế từ 2011 với 3 chủ điểm: tái cấu trúc đầu tư công, tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước và tái cấu trúc thị trường tài chính. Trong đó phát triển thị trường vốn làm cân bằng thị trường tài chính tạo chiều sâu cho thị trường tài chính với 3 chân kiềng.

Sự phát triển của thị trường chứng khoán đã giúp cho tái cấu trúc thị trường tài chính rất thành công. Tạo ra nền tảng nâng chất lượng hàng hoá trong đó có các ngân hàng thương mại niêm yết, đưa các ngân hàng lên sàn tạo nguồn cung chất lượng cao, tái cấu trúc đầu tư công cũng nâng chất lượng trên thị trường.

Về cầu trước đây phụ thuộc nhiều vào nhà đầu tư nước ngoài, nhưng hiện nay nhà đầu tư trong nước rất nhiều. Nhu cầu và tiềm năng phát triển của thị trường chứng khoán rất lớn. 100 triệu dân, 1% dân mới hoạt động thị trường, tiềm năng rất lớn trong khi quy mô thị trường 2 tỷ USD/ngày, giao dịch 80% là nhà đầu tư cá nhân. Với hơn 1% dân số tham gia thị trường mà giao dịch 2 tỷ USD cho thấy tiềm năng ở trong dân rất lớn

Ngân hàng hiện nay có hơn 20 triệu tài khoản cá nhân, tiền gửi 5 triệu tỷ, nếu phát triển thị trường chứng khoán hoàn thiện, bước vào phát triển chiều sâu, nâng chất lượng của thị trường sẽ tạo ra sự phát triển bền vững. Còn nếu phát triển nóng mà không nâng chất sẽ tạo ra khủng hoảng. Các doanh nghiệp Việt Nam có sự trưởng thành rất mạnh, trong năm vừa qua VNDirect, lần đầu tiên một giao dịch mà phát hành thành công huy động 11.000 tỷ đồng, cho thấy sự lớn mạnh của doanh nghiệp, chất lượng hoạt động, uy tín hoạt động. Việc tìm ra những doanh nghiệp có năng lực quản trị năng lực kinh doanh tốt tham gia vào thị trường tài chính cũng đem đến cho nhà đầu tư có cơ hội, giúp dòng vốn luân chuyển hiệu quả, tích cực.

Ở góc độ cơ quan quản lý, chúng tôi mong muốn Bộ Tài chính, UBCK nâng cao chất lượng của các tổ chức tham gia thị trường. Cần áp dụng chuẩn mực cao hơn nữa, sàng lọc những công ty chứng khoán không đạt điều kiện và mở nới room cho các công ty chứng khoán hoạt động hiệu quả, có những room rộng hơn với công ty hoạt động tốt hơn để nâng cao năng lực.

Năm ngoái, tổng kết doanh thu của các công ty chứng khoán tại Việt Nam doanh thu khoảng 24.000 tỷ, lợi nhuận 7.000 tỷ. Con số này không bằng một ngân hàng thương mại. Để phát triển cần nâng cao chất lượng cần có những chính sách, nới rộng room để công ty chứng khoán phát triển hơn.

10:44 18/11

Ông Trần Lê Minh, Phó tổng giám đốc, phụ trách Chi nhánh Hà Nội, Công ty cổ phần Quản lý quỹ đầu tư Dragon Capital: Trong mục tiêu phát triển TTCK, ưu tiên phát triển nhà đầu tư có tổ chức, giao dịch đầu tiên của TTCK Việt Nam được Dragon thực hiện năm 1996.

Hiện ngành quản lý quỹ đang quản lý 443.000 tỷ đồng. Con số này phát triển rất lớn từ sau 2013 đến nay. So với Thái Lan, quy mô quản lý quỹ 29% GDP, Malaysia là 31% GDP. Trong giai đoạn qua ngành quản lý quỹ của Việt Nam phát triển rất nhanh. Ngành quản lý quỹ đang có sự phát triển nhanh cùng sự phát triển TTCK.

Ông Trần Lê Minh, Phó tổng giám đốc, phụ trách Chi nhánh Hà Nội, Công ty cổ phần Quản lý quỹ đầu tư Dragon Capital trao đổi tại Tọa đàm. Ảnh: Dũng Minh

Ông Trần Lê Minh, Phó tổng giám đốc, phụ trách Chi nhánh Hà Nội, Công ty cổ phần Quản lý quỹ đầu tư Dragon Capital trao đổi tại Tọa đàm. Ảnh: Dũng Minh

Ở thời điểm này, chúng ta đang chứng kiến sự thay đổi về chất của thị trường. Động lực phát triển của thị trường trước đây chưa rõ ràng nhưng hiện nay có 3 động lực chính:

- Động lực tài chính: Mức tăng trưởng thu nhập bình quân trên đầu người của Việt Nam đạt được ngưỡng người ta có nhu cầu đầu tư tài chính, nhu cầu đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, bảo hiểm tăng xu hướng giảm mặt bằng lãi suất tiết kiệm, việc đầu tư tăng vọt

- Động lực về công nghệ đem lại động lực lớn cho công ty chứng khoán. Các công ty chứng khoán hàng đầu và ngành quản lý quỹ đã có thay đổi đáng kể, công nghệ cho phép nhà đầu tư phát triển dễ dàng. Một phần mềm trên di động có thể giúp nhà đầu tư đầu tư chứng khoán dễ dàng.

- Động lực về nhận thức của nhà đầu tư. Trong nhiều năm chúng tôi kiến nghị cần quan tâm hơn đến giáo dục nhận thức nhà đầu tư nhưng thời gian hai năm trở lại đây số lượng nhà đầu tư tăng lên đáng kể từ 2,5 triệu lên 3,7 triệu nhà đầu tư.

Tuy nhiên, chúng ta có một thế hệ nhà đầu tư có kiến thức đầu tư chưa thực sự tốt. Trong vòng 9 tháng đầu năm nay một qũy phát triển rất tốt nhưng chất lượng phát hành có vấn đề, ngành bất động sản phát hành nhiều nhất, nhiều nhất là những công ty bất động sản chưa niêm yết (hơn 100 tỷ) tạo sự rủi ro vì những công ty chưa niêm yết tính minh bạch chưa có.

Đứng ở góc độ ngành quản lý quỹ ngành đang đứng trước cơ hội lớn, phát triển nhanh nhưng rủi ro về mặt pháp lý do khuôn khổ pháp lý hiện tại trễ hơn so với sự phát triển của thị trường. Chúng tôi gặp khoảng trống về pháp lý khi phát triển số hoá và chấp nhận rủi ro đó.

TTCK đã đi qua những giai đoạn rất gian khổ 2013-2016 để đi đến giai đoạn mới phát triển vững mạnh hơn.

10:59 18/11

Ông Lê Trọng Minh: Chuyên gia có đề cập tới trái phiếu doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp bất động sản chiếm tỷ trọng lớn. Xin mời Bà Phạm Thị Thế, Cố vấn Hội đồng quản trị CTCP Xây dựng 1369 chia sẻ.

Bà Phạm Thị Thế, Cố vấn Hội đồng quản trị CTCP Xây dựng 1369: Hiện nhiều doanh nghiệp huy động vốn trên thị trường, có cả huy động qua kênh trái phiếu và rủi ro ở điểm có nhiều doanh nghiệp bất động sản chưa niêm yết, nên không phải công bố thông tin, thiếu tính minh bạch.

Bà Phạm Thị Thế, Cố vấn Hội đồng quản trị CTCP Xây dựng 1369 chia sẻ tại Tọa đàm. Ảnh: Dũng Minh

Bà Phạm Thị Thế, Cố vấn Hội đồng quản trị CTCP Xây dựng 1369 chia sẻ tại Tọa đàm. Ảnh: Dũng Minh

Doanh nghiệp ngành bất động sản cần lượng vốn lớn, nhưng trong 2 năm qua vì dịch bệnh, hầu như doanh nghiệp thiếu nguồn vốn và dòng tiền cho hoạt động kinh doanh, thì thị trường chứng khoán cũng giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề này.

Nếu doanh nghiệp bất động sản chỉ phụ thuộc vào vay ngân hàng rất rủi ro, vì mức độ đánh giá rủi ro và tín dụng của ngân hàng từng thời điểm là khác nhau. Trong khi với công ty, nguồn vốn rất quan trọng, tạo động lực cho doanh nghiệp. Nếu chúng ta không phát huy được dòng vốn của mình chắc chắn là ách tắc.

Công ty chúng tôi chuyên về xây dựng và đã lên sàn 5 năm, đã có lúc thăng trầm, có lúc rất khó khăn tưởng chừng bỏ cuộc, nhưng nhờ thị trường chứng khoán, quy mô vốn từ 50 tỷ đồng lên sàn, nay đã 600 tỷ đồng - với doanh nghiệp vừa và nhỏ thì đây là sự phát triển vượt bậc, nhờ sự dám mạnh dạn tham gia thị trường.

Ông Phạm Đình Huy, Giám đốc Đầu tư Tập đoàn Nam Long (NLG): Tháng 11 là sinh nhật 29 năm của Nam Long, khi tham gia TTCK 2013 thì tới nay, vốn hoá của NLG tăng trưởng theo quy mô thị trường, 100 triệu USD từ niêm yết, nay là 1 tỷ USD.

Ở góc độ huy động vốn, năm 2019, NLG muốn mua cổ phiếu quỹ, sau đó xuất hiện Covid năm 2020 thì giá cổ phiếu tất cả doanh nghiệp ảnh hưởng, lãnh đạo NLG đã đưa thông điệp cho thị trường là muốn tham gia vào việc mua cổ phiếu quỹ, khi đó, chính sách và cơ chế được quy định trong Luật Chứng khoán 2019 bị vướng góc độ là giới hạn tỷ lệ nhà đầu tư nước ngoài (room nước ngoài) làm cho việc mua cổ phiếu quỹ gặp khó khăn.

Tuy nhiên, năm 2021, may mắn thị trường cho phép thì NLG đã tiến hành 2 giao dịch liên quan huy động vốn vốn, gồm khoản huy động 700 tỷ đồng và phát hành riêng lẻ 60 triệu cổ phiếu.

Trong quá khứ, năm 2018, NLG cũng đã cố gắng phát hành liên quan trái phiếu chuyển đổi, nhưng cũng do hạn chế đặc thù ngành bất động sản room 49% nên cũng gặp khó khăn trong huy động vốn.

Hy vọng trong tương lai, đi cùng cơ cấu TTCK, thì các vấn đề quy định liên quan niêm yết, room nước ngoài đối với ngành nghề bất động sản sẽ có những thay đổi, giúp doanh nghiệp bất động sản có thể thuận lợi huy động vốn hơn, giảm phục thuộc nguồn vốn ngân hàng.

11:02 18/11

Ông Lê Trọng Minh: Chúng ta đều đang có đánh giá và kỳ vọng về sự phát triển thị trường bền vững ít nhất 10 năm tới, không có lời chúc nào ý nghĩa hơn cho ngày sinh nhật của UBCK. Nói về các nhà đầu tư, kỳ vọng sinh lời, trong quá trình sinh lời không phải phương pháp nào cũng thuận lợi, đúng đắn.

Ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư đặt câu hỏi dẫn đề cho các khách mời. Ảnh: Dũng Minh

Ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư đặt câu hỏi dẫn đề cho các khách mời. Ảnh: Dũng Minh

Cách đây 3 tháng, khi chúng ta chúc mừng sinh nhật Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh (HOSE), trong toạ đàm đó các chuyên gia cũng nhấn mạnh sinh lời bằng tích sản, bằng đầu tư giá trị. Nay ta cũng quay lại nội dung đó, nhất là trong giai đoạn đang đầu tư ồ ạt của F0, đầu tư gì cũng thắng, thị trường giảm là có ngay lực lượng xông vào đỡ và họ lại thắng.

Điều này có thể khiến có tư duy chưa đúng trên thị trường, trong khi có những hàng hoá chất lượng kém mà giá cổ phiếu vẫn tăng vọt, sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến chính tài sản của nhà đầu tư và ảnh hưởng sự bền vững của thị trường. Mời ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Phòng phát triển năng lực đầu tư, Công ty cổ phần Chứng khoán VPS.

Ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Phòng phát triển năng lực đầu tư Công ty cổ phần Chứng khoán VPS: Tại VPS xác định tầm nhìn nhà đầu tư các nhân trước sau gì cũng sẽ bùng nổ, hướng đến câu chuyện sẽ đào tạo hướng dẫn các nhà đầu tư cá nhân trên mọi chặng đường hướng họ đến hiểu rõ hơn về kênh dẫn vốn quan trọng này.

VPS đưa ra giao dịch theo lô lẻ, trong trường hợp các nhà đầu tư chưa có nhiều vốn như các em sinh viên, nhà đầu tư ít vốn muốn đầu tư an toàn hơn, hãy tích luỹ tài sản, hàng tuần hàng tháng, đầu tư dài hơi hơn. Tuy nhiên, TTCK đã lên mặt bằng giá cao hơn, nếu tích luỹ nắm giữ cổ phiếu từ năm ngoái đến năm nay thì đã có một tài sản khá giao dịch theo giá trị và tích luỹ theo lô lẻ. TTCK sẽ còn phát triển mạnh, số lượng nhà đầu tư sẽ lớn hơn, mặt bằng giá sẽ lên cao hơn. TTCK Mỹ liên tiếp vượt đỉnh mới, giá dầu vượt, trong ngắn hạn TTCK chinh phục mốc 1.500, 1.600 điểm.

Ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Phòng phát triển năng lực đầu tư Công ty cổ phần Chứng khoán VPS trao đổi tại Tọa đàm. Ảnh: Dũng Minh

Ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Phòng phát triển năng lực đầu tư Công ty cổ phần Chứng khoán VPS trao đổi tại Tọa đàm. Ảnh: Dũng Minh

Bên cạnh lướt sóng ngắn hạn dành cho những nhà đầu tư chuyên nghiệp sành sỏi, các nhà đầu tư cần đi đến phương châm tiết kiệm đầu tư bền vững đó là phương châm VPS hướng tới.

Chúng tôi vẫn thực hiện các chương trình livestream tư vấn hàng ngày cá nhà đầu tư chỉ hỏi các mã gì, 3 chữ cái... mỗi nhà đầu tư có phong cách tính khí khác nhau. Về bản chất để hiểu và nắm bắt nhu cầu, sẽ có những nhà đầu tư phù hợp cầm lâu, những nhà đầu tư muốn giao dịch ngắn, nên nhận thức rủi ro, ra vào như thế nào cho phù hợp và nhận thức tư duy, mấu chốt kiểm soát tâm lý tốt. Điểm mua, điểm bán am hiểu kỷ luật, đòi hỏi kinh nghiệm. Dưới góc độ tư vấn mỗi nhà đầu tư theo trường phái nào sẽ có nhìn nhận rủi ro và quản trị rủi ro, không sợ rủi ro, đầu tư gì, 3 chữ cái gì để họ có thành công hơn.

11:20 18/11

Ông Lê Trọng Minh: Lúc này chiến lược nào là phù hợp, chúng ta không thể đưa lời khuyên cho tất cả mọi người nhưng đứng trước cơn sóng thần một lời cảnh báo là sự cần thiết cho mọi người dù ai cũng muốn thắng. Bản thân các công ty chứng khoán cũng muốn khách hàng mình an toàn, ông Tiến nghĩ thế nào?

Ông Vũ Đức Tiến, Tổng giám đốc SHS: Vấn đề đầu tư thực sự rất khó không ai nói hay được. Khi có cảm giác men say, có cảm giác dao động, nhưng làm gì cũng phải có kiến thức. Nên hiểu nền tảng doanh nghiệp có thể cộng trừ 3% với thị trường để có sự tính toán trong đầu tư.

Quan điểm đầu tư của SHS và tư vấn cho khách hàng đầu tiên phải có kiến thức. Trong chứng khoán có rất nhiều yếu tố tạo sức hấp dẫn, không ai đoán được hết giá trị của doanh nghiệp, của cổ phiếu đấy là sự thật. Một doanh nghiệp, cổ phiếu phụ thuộc vào ông chủ doanh nghiệp, rất quan trọng. Thứ hai là ngành nghề của họ, thứ ba là cơ hội của thị trường. Từ ba chỉ số đó cộng lại, nhà đầu tư có sự lựa chọn cho mình. Khi đã đầu tư chứng khoán không thể không tìm hiểu thông tin.

Ông Vũ Đức Tiến, Tổng giám đốc SHS.

Ông Vũ Đức Tiến, Tổng giám đốc SHS.

Trong một quá trình khủng hoảng sẽ tạo ra được nhóm cổ phiếu tốt, thời kỳ Covid cũng vậy, nền kinh tế bị ảnh hưởng nhưng không phải tất cả đều xấu, công ty chứng khoán là đối tượng hưởng lợi, không phải do hưởng lợi từ Covid mà các công ty chứng khoán đã khổ ải bao năm rồi đến thời trở về với giá trị thực tiễn của nó. Nhưng trong bất kỳ ngọt ngào nào đều có giá.

Giai đoạn TTCK 2008-2011 có những doanh nghiệp rất tốt nhưng cổ phiếu rơi xuống mệnh giá 10.000 đồng, VCB về 25.000 đồng, rất rẻ. Sau khủng hoảng ấy, đơn vị nào tái cấu trúc đầu tiên sẽ có tăng trưởng đầu tiên, như trong vòng 3 năm REE tăng gấp 3 lần.

Đợt khủng hoảng thứ hai là khi Covid-19 đến vào đầu năm 2020, cổ phiếu SSI về 11.000 - 12.000, HPG về 17.000 đồng… nhắc đến dấu mốc này để thấy những doanh nghiệp lớn có sự chống chọi rất quan trọng. Khủng hoảng tạo ra những cơ hội vô cùng lớn. Đây cũng là cơ hội định giá cổ phiếu, quay lại trạng thái bình thường.

Tại sao SHS đầu tư tốt, vì quan điểm đầu tư của SHS luôn rõ ràng, tập trung vào vấn đề con người, tài chính sức khoẻ, ngành nghề kinh doanh, lợi thế của thị trường. Đầu tư khó, tư vấn mua thì lời, tư vấn điểm bán để tối ưu hoá khoản lời còn khó hơn. Chúng tôi cố gắng chuyển tải tới khách hàng bằng các đánh giá, phân tích, hội thảo. Tôi xác định sự bền vững của nhà đầu tư cấu thành sự phát triển bền vững của thị trường.

11:35 18/11

Ông Phạm Vũ Thăng Long, Giám đốc Nghiên cứu kinh tế vĩ mô CTCK HSC: Tôi phụ trách nhiều hơn với các nhà đầu tư tổ chức, họ có cái nhìn dài hơi. Các nhà đầu tư nước ngoài họ nhìn vào triển vọng kinh tế Việt Nam trong 5 - 10 năm tới.

Từ 2021, Việt Nam điều chỉnh GDP theo cách tính mới, thì HSC ước tính GDP Việt Nam 370 tỷ USD, do Covid, nhiều nước đi thụt lùi như Thái Lan, Philippines, Indonesia… tăng trưởng âm trong 2020, tăng trưởng dương năm 2021. Đồng nghĩa, Việt Nam có thể vượt qua quy mô của một số quốc gia trong Đông Nam Á, hiện vượt qua Singapore, có khả năng vượt qua quy mô Philippines, Thái Lan trong vài năm tới.

Ông Phạm Vũ Thăng Long, Giám đốc Nghiên cứu kinh tế vĩ mô CTCK HSC trao đổi tại Tọa đàm. Ảnh: Dũng Minh

Ông Phạm Vũ Thăng Long, Giám đốc Nghiên cứu kinh tế vĩ mô CTCK HSC trao đổi tại Tọa đàm. Ảnh: Dũng Minh

Nhìn về nền tảng cơ bản của TTCK là hàn thử biểu của nền kinh tế, phản ánh qua chỉ số VN-Index từ 2020 đến nay tăng 54%, là mức tăng trưởng cao nhất trong các chỉ số của Đông Nam Á.

Bên cạnh đó, các chỉ số thì quy mô vốn hoá của các chỉ số chính trong khu vực Đông Nam Á thì thị trường Việt Nam còn khiêm tốn, VN-Index có vốn hoá trên 240 tỷ USD, tương ứng 65% GDP theo cách tính mới, chỉ cao hơn thị trường Indonesia với chỉ số chính khoảng 48%GDP, và các nước khác trung bình thì 100% GDP, như Thái Lan là 107% GDP, thì dư địa tăng trưởng cho thị trường Việt Nam là hoàn toàn khả thi.

Nhưng cũng có những tiềm ẩn rủi ro, như thanh khoản hiện nay liệu có bền vững không, thanh khoản thống kê của HOSE đã vượt chỉ số chính của Singapore, có một số phiên đạt bằng cả thị trường Thái Lan. Trong khi quy mô GDP chỉ bằng 2/3 Thái Lan.

Có nghĩa là có cái gì đó về mức độ “nóng” trong ngắn hạn. Trong dài hạn, tôi cũng đồng ý, GDP/người Việt Nam sẽ tăng lên ít nhất 5.500 USD đến 2025, và tầng lớp trung lưu Việt Nam gia tăng từ 20% lên 25% vào năm 2025, tức có khoảng 25 triệu người Việt Nam có thu nhập lớn gấp đôi GDP bình quân (khoảng 11.000 USD/người/năm). Đây là cơ sở cho mục tiêu 8% dân số mở tài khoản chứng khoán tới 2030.

Do vậy, nền tảng vĩ mô đang rất thuận lợi cho TTCK phát triển. Trong 5 - 10 năm tới, quy mô thị trường tài chính phần nào đó đuổi kịp các ngân hàng thương mại, hiện tổng tài sản của các công ty chứng khoán là 7% toàn hệ thống tài chính, thì cần tăng lên hơn 10% trong giai đoạn tới.

11:37 18/11

Ông Lê Trọng Minh: Một vài năm trở lại đây cổ phiếu NLG của Tập đoàn Nam Long được khuyên cần thiết phải có, nhưng cổ phiếu tăng chậm so với nhiều cổ phiếu khác, ông Phạm Đình Huy có chạnh lòng không, liệu có cần định hướng lại về IR?

Ông Phạm Đình Huy, Giám đốc Đầu tư Tập đoàn Nam Long: Tôi phụ trách về IR cũng tiếp xúc nhiều nhà đầu tư và nhận thấy, từ 2018 trở đây, hiểu biết của nhà đầu tư về một doanh nghiệp định giá một doanh nghiệp khác nhau đối với nhà đầu tư trong nước, cá nhân. Doanh nghiệp có quỹ đất sạch, với ngân hàng thì đó là tài sản đảm bảo vay vốn hiệu quả nhưng với nhà đầu tư cá nhân lại nhìn thấy hàng tồn kho rất lớn, nhìn nhận khác nhau kỳ vọng khác nhau.

Ông Phạm Đình Huy, Giám đốc Đầu tư Tập đoàn Nam Long (ảnh trên bên phải và ảnh dưới) trao đổi tại Tọa đàm thông qua Zoom.

Ông Phạm Đình Huy, Giám đốc Đầu tư Tập đoàn Nam Long (ảnh trên bên phải và ảnh dưới) trao đổi tại Tọa đàm thông qua Zoom.

Tính minh bạch và trường tồn của doanh nghiệp rất quan trọng. Khi nói với nhà đầu tư, nhiều nhà đầu tư nước ngoài thắc mắc huy động vốn ở khu đô thị khác, nhà đầu tư quan tâm đến lượng tiền mặt của NLG. Khi tiếp xúc trong 3 năm vừa rồi, nhà đầu tư cũng nhận thấy hướng đi mang tính trường tồn hơn, không có công ty bất động sản nào nào không cần vốn.

Kênh huy động TTCK phụ thuộc vào ngành, khi công ty hết room nước ngoài, không huy động được, định giá khác nhau, đó là lý do vì sao NLG duy trì một mô hình khác về huy động mà không vay nợ quá nhiều, đội dự án huy động trung và dài hạn. Vừa rồi, NLG đã thành công huy động vốn, không bị quá rủi ro về vay nợ, cổ phiếu gần đây được quan tâm nhiều hơn trên thị trường

Chúng tôi vẫn nhận định, yếu tố chất lượng được quan tâm trong ngắn hạn và dài hạn.

11:41 18/11

Ông Lê Trọng Minh: Trước đây giao dịch 20.000 tỷ đồng/phiên thấy bất ngờ, giờ hơn 1 tỷ USD thì nhiều nhà đầu tư so sánh nếu có phiên thanh khoản 20.000 tỷ đồng là thấp. Nhưng thanh khoản bùng nổ quá, cũng phấn khởi nhưng không phải không có băn khoăn. Nhiều nhà đầu tư đang có cảm giác dễ chiến thắng, giao dịch liên tục. Dưới góc độ là công ty chứng khoán, thường có các chiến lược tự doanh là đầu tư “ôm dài”, nhưng với khách hàng, có các tư vấn gì để vừa đảm bảo được sinh lợi cho khách hàng, nhưng cũng an toàn cho cả khách hàng và công ty chứng khoán.

Ông Vũ Đức Tiến, Tổng giám đốc SHS: Vấn đề đầu tư thực sự khó, không ai nói hay được. Mỗi công ty đều có quan điểm khác nhau.

Nếu tôi khuyên các nhà đầu tư, có cảm giác men say, có cảm thấy thị trường biến động hay dao động thông tin thì cơ bản nhất là hiểu nền tảng doanh nghiệp - thì mới có định giá, có thể cộng hay trừ bao nhiêu phần trăm theo mức độ quan tâm thị trường. Nếu không có gốc, ta không biết cộng cái gì cả.

Trong chứng khoán, điểm hấp dẫn là không ai tính toán được hết các biến số một cổ phiếu, hay doanh nghiệp, bởi cổ phiếu đầu tiên phụ thuộc là "Ông Chủ tịch" - rất quan trọng. Thứ hai là ngành nghề và thứ ba là cơ hội chung trên thị trường. Từ các bộ chỉ số đó cộng lại, mới có được các định giá, các tham chiếu cho giá cổ phiếu.

Nhà đầu tư cần nhớ, trên thị trường chứng khoán, tuyệt đối không được bỏ qua uy tín cá nhân lãnh đạo.

Đầu tư có hay ở điểm là trong nguy cơ, khủng hoảng, sẽ tạo ra một nhóm cổ phiếu tốt, ta cần sàng lọc. Covid cũng vậy, ảnh hưởng nặng nền nền kinh tế, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng khó khăn. Trong đó, ngành chứng khoán may mắn hưởng lợi, vẫn là câu chuyện của ngành chứng khoán, vất vả tái cơ cấu, khổ ải bao năm, nay về nguyên trạng - về trạng thái bình thường, chứ chưa phải là màu hồng gì.

Nhà đầu tư cần tăng cường kiến thức, nếu vẫn "nhắm mắt" đầu tư thì vẫn có thể thành công, nhưng sẽ không biết mình sẽ đi về đâu.

11:42 18/11

Ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng giám đốc CTCK VNDirect: Trên góc độ VND, trong thời gian qua, chúng tôi nói nhiều về tầm nhìn và sứ mệnh, về hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ đầu tư toàn diện, đáp ứng được đa dạng nhu cầu của nhà đầu tư trên con đường xây dựng sức khoẻ tài chính, gia tăng thịnh vượng cho nhà đầu tư.

VND mong muốn đa dạng hoá mô hình hiện nay tư vấn môi giới chứng khoán truyền thống, sang mô hình tư vấn đầu tư, giúp khách hàng chuyển tư duy giao dịch ngắn hạn, đầu cơ, sang tư duy đầu tư. Để làm được, cần đồng bộ từ khâu thiết kế hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ đến khâu đội ngũ cần được đào tạo kiến thức, kỹ năng, đến cách thức quy trình tiếp cận với khách hàng.

Với khách hàng mới cần có đánh giá để hiểu nhu cầu, năng lực tài chính, năng lực đầu tư, giúp nhà đầu tư đi qua chương trình đào tạo về cả kiến thức, về cả kỹ năng. Quan điểm VND không thúc giục khách hàng, để họ tự nhận thức, tự trải nghiệm, VND chỉ xây dựng nền tảng dịch vụ và đội ngũ có năng lực và tâm làm nghề, đồng hành cùng khách hàng trong quá trình trải nghiệm của họ.

11:54 18/11

Ông Lê Trọng Minh: Dưới góc nhìn của tổ chức đầu tư lớn như SHS, VNDirect, VPS, Dragon Capital, các ông chọn những doanh nghiệp thuộc các nhóm ngành nào?

Ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Phòng phát triển năng lực đầu tư Công ty cổ phần Chứng khoán VPS: Sau Covid-19, nhóm ngành tài chính, năng lượng, xây dựng, đầu tư công sẽ được quan tâm cùng triển vọng sáng. Thời gian qua nhóm ngân hàng đã tăng mạnh, nhóm cổ phiếu chứng khoán được nhà đầu tư đón chờ hơn cả, là nhóm đầu cơ dẫn sóng, thị trường bùng nổ về thanh khoản thì nhóm này được ưa thích.

Thị trường chứng khoán: Khơi thông nguồn lực cho doanh nghiệp, kênh đầu tư sinh lời và tích sản ảnh 17

Nhóm có tính chu kỳ hưởng lợi về chính sách về tiền tệ nới lỏng, lãi suất thấp như thép, năng lượng.

Hiện nay, ngành thép biên lợi nhuận cao, tuy nhiên thời gian qua giá thép tăng mạnh, phần nào phản ánh giá thực trạng của doanh nghiệp. Với doanh nghiệp không còn chuyển biến mới, giá sẽ chững lại và điều chỉnh trong thời gian.

Bên cạnh đó, quan tâm đến nhóm có chu kỳ hưởng lợi như năng lượng, khí và dầu khí. Khi nền kinh tế có giai đoạn hồi phục, nhóm dầu khí sẽ được nhà đầu tư quan tâm hơn, kết quả kinh doanh so sánh triển vọng. Năm 2020, giá dầu thấp, cổ phiếu thấp, thời điểm thuận lợi đầu tư. Nhóm dầu khí sẽ hưởng lợi nhìn ở cuối quý IV/2021 và năm 2022.

Nhóm bất động sản tăng nhiều nhưng cũng có ngoại lệ những doanh nghiệp có lợi thế về quỹ đất. Nhóm cổ phiếu phân đạm và cảng biển cũng có kết quả kinh doanh sáng. Quá nhiều nhóm ngành hấp dẫn, các nhà đầu tư cũng tìm được cơ hội của riêng mình.

12:11 18/11

Ông Lê Trọng Minh: Chuyên gia có đề cập sự dịch chuyển dòng vốn, như cơ cấu vốn ngoại chiếm tỷ trọng nhỏ, còn nhà đầu tư cá nhân đang lớn lên. Thường các tổ chức lớn, các quỹ, hay cả các tự doanh công ty chứng khoán thì nghiêng về đầu tư dài hạn nhiều, vậy giờ có vẻ họ cũng đang bớt dài hạn hơn. Vậy nếu khuyên nhà đầu tư cá nhân đầu tư dài hạn thì có hợp lý không.

Ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Quyền Tổng giám đốc VNDirect (VND): Diễn biến của khối ngoại, VND thấy rằng không chỉ riêng thị trường Việt Nam, mà xu hướng rút ở thị trường mới nổi là trên toàn cầu, không hẳn đến từ phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam có vấn đề. Tại thị trường Việt Nam, trong năm 2020, khối ngoại bán ròng 19.000 tỷ đồng, tới nay bán ròng khoảng 49.000 tỷ đồng.

Ở các nước phát triển Mỹ, EU bị tác động mạnh do Covid, nhưng nhờ vắc xin nên họ phục hồi nhanh. Có độ trễ, sau đó thì dịch lan rộng hơn châu Á và Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề, tác động đến nhà đầu tư nước ngoài nên họ rút khỏi khu vực châu Á nói chung, Việt Nam nói riêng, về lại EU, Mỹ khi ở đây có sự phục hồi đang tốt hơn.

Trong nguy luôn có cơ, không tác động đều lên toàn bộ doanh nghiệp ngành nghề, vẫn có nhiều cơ hội, như thời gian qua nói đến các doanh nghiệp lớn đầu ngành ở nhiều lĩnh vực đã có thể gia tăng thị phần, tăng hiệu quả hoạt động. Có ngành có lợi lớn là chứng khoán, nếu dịch bệnh từng bước kiểm soát được thì đang nói đến nhiều là Đầu tư công – hỗ trợ kích thích, tăng trưởng nền kinh tế.

Trong kế hoạch huy động vốn của Chính phủ đã duyệt chủ trương kế hoạch trong 5 năm tới là mức độ huy động vốn sẽ tăng 1,76 lần so với quy mô trong 5 năm qua – thì cơ hội cho các DN tham gia vào đầu tư công rất lớn.

Với các nhà đầu tư muốn tham gia thị trường, đồng hành với sự phát triển thị trường, mức độ rủi ro thấp, thì tham gia vào chứng chĩ quỹ cũng rất hợp lý cho các nhà đầu tư có khẩu vị thận trọng.

Ông Lê Trọng Minh: Đầu tư chứng chỉ quỹ hoàn toàn hợp lý cho các nhà đầu tư muốn có kênh sinh lời, tham gia vào thị trường nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm, hoặc không có thời gian theo dõi bảng điện hàng ngày.

Vậy với ông Tiến, có nói đến trong nguy có cơ, giai đoạn trước như SSI, VCB, HPG,…có giá cổ phiếu rất rẻ, còn đoạn này thì nên quan tâm tới gì?

Ông Vũ Đức Tiến, Tổng giám đốc SHS: Tập trung ngành mà Chính phủ đang tập trung để thúc đẩy phục hồi kinh tế như hạ tầng giao thông.

Phục hồi nhanh và hiệu quả thì cần hiểu rõ đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp, sau đó có đầu tư cho họ thoả đáng, nếu cào bằng sẽ không hiệu quả. Các ngành bị ảnh hưởng, ở vùng đáy, đó là cơ hội. Vậy nhà đầu tư cần hiểu quan điểm Chính phủ trong việc hỗ trợ cho các ngành nghề ra sao.

Có vấn đề này hơi nhạy cảm, nhưng góc độ tư vấn tôi vẫn nói, đó là ngành tài chính chứng khoán đang có thay đổi. Với vị thế Việt Nam là quy mô dân số lớn, trẻ, tình hình kinh tế chính trị ổn định… thì tạo ra cái thuận lợi cho thị trường. Trong đó, ngành chứng khoán là hưởng lợi. Hiện các công ty chứng khoán áp lực vì sự bất ngờ tăng trưởng về quy mô, trong khi nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng cho việc này. Với vốn điều lệ rất nhỏ so với nhu cầu tài chính, nên tăng vốn là sự cần thiết để tạo ra công ty chứng khoán có năng lực tài chính, ổn định.

Và hơn nữa là hạ tầng công nghệ thông tin, tôi khai thật, trong giai đoạn qua là câu chuyện nghẽn mạng, công ty chứng khoán nào cũng có sự quá tải.

Ngành chứng khoán hưởng lợi từ quy mô tăng trưởng của thị trường (với nền tảng của tăng trưởng kinh tế Việt Nam). Và ngành cũng tiếp tục hưởng lợi khác là ngân hàng – thừa hưởng thành quả tái cơ cấu, đang có sức khoẻ tài chính tốt.

Với thị trường chứng khoán, tôi có mong muốn ngoài sự lớn mạnh về quy mô, thì câu chuyện tiếp theo là nâng hạng thị trường - là câu chuyện bắt buộc, sẽ tạo cú huých lớn tiếp theo.

12:12 18/11

Ông Phạm Vũ Thăng Long, Giám đốc Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô CTCK HSC: Năm 2021, dự báo EPS tăng trưởng khoảng 18% năm 2022-2023 tăng trưởng có thể trên 20%, cho thấy TTCK vẫn có được tiềm năng tăng trưởng trong 2 năm tới.

12:16 18/11

Ông Vũ Đức Tiến, Tổng giám đốc SHS: Tôi cho rằng, nên tập trung vào các ngành mà Chính phủ đang tập trung như hạ tầng, đường sắt. Trong khuôn khổ toạ đàm này, chúng ta cũng cần đề cập tới kiến nghị gì với Chính phủ để sau dịch này phục hồi nhanh sau khủng hoảng. Đối tượng trực tiếp bị ảnh hưởng bởi đại dịch, đầu tư cho họ, tập trung cao và hiệu quả. Hỗ trợ như thế nào để doanh nghiệp có cơ hội.

Ngành tài chính nói chung và ngành chứng khoán đang thay đổi qua quá trình tái cơ cấu và độ nén bao năm nay. Với tiềm năng của Việt Nam về quy mô dân số trẻ, tốc độ tăng trưởng GDP tốt hơn sẽ cộng hưởng với đà tăng sẽ đem đến quy mô vô cùng lớn, tất cả các thành viên thị trường, ngành chứng khoán hiện nay các công ty chứng khoán bất ngờ quy mô tăng trưởng nhanh chóng đạt được quy mô trung bình. Với vốn điều lệ hiện nay rất nhỏ so với thị trường, VND, SSI tăng vốn là sự cần thiết tạo ra sự ổn định thị trường, chất lượng nhân sự ngành chứng khoán, hạ tầng,

Ngành chứng khoán hấp dẫn trung và dài hạn sẽ hưởng lợi quy mô thị trường chứng khoán.

Ngành ngân hàng, Chính phủ đã thành công trong tái cấu trúc ngân hàng, trong mơ cũng không nghĩ được EPS 6.000-7000 mà giờ lên 20.000. Doanh nghiệp có sức khoẻ tốt, tận hưởng cơ hội tăng trưởng.

Nhà đầu tư luôn có nhiều cảm xúc thị trường, nhưng nhà đầu tư luôn tỉnh táo. Chúng tôi luôn mong muốn nhà đầu tư hưởng lợi từ thị trường, dịch chuyển được tài sản của mình để tích sản và cộng hưởng vào sự phát triển của TTCK.

Quy mô TTCK của Việt Nam như hiện nay câu chuyện nâng hạng không phải là mong muốn nữa là bắt buộc. TTCK đã lớn lên rồi, cần có cơ chế phù hợp. Nếu các vấn đề được giải quyết sẽ tạo ra cú huých nữa để cho sự phát triển của TTCK.

12:17 18/11

Bà Phạm Thị Thế, Cố vấn Hội đồng quản trị CTCP Xây dựng 1369: Tôi rất cảm ơn các công ty chứng khoán đã có chia sẻ. Tôi cho rằng, các nhà đầu tư nên có sự quan tâm, tìm hiểu nghiêm túc về doanh nghiệp định đầu tư, dù biết rằng sẽ có gu đầu tư ngắn hạn, dài hạn. Và vai trò của công ty chứng khoán trong việc hỗ trợ về phương pháp, về tuy duy đầu tư của nhà đầu tư là cần thiết.

Ông Phạm Đình Huy, Giám đốc Đầu tư Tập đoàn Nam Long: Bất động sản có vẻ vẫn đang là kênh tích sản quen thuộc cho nhiều người. Quan sát NLG từ khi niêm yết tới nay, cũng chứng kiến nhiều doanh nghiệp cùng ngành tồn tại và tăng trưởng tốt, thì có thể nói, sắp tới, tôi cho rằng, chứng khoán cũng sẽ là kênh tích sản cổ phiếu, với điều kiện, nhà đầu tư cần nghiêm túc và tìm hiểu kỹ về các rủi ro của cổ phiếu, của doanh nghiệp đó .

12:23 18/11

Ông Lê Chí Phúc, Tổng giám đốc SGI Capital: Đầu tư đạt tăng trưởng 15%/năm là chiến lược của SGI Capital. Trong rổ 100 mã nếu lựa chọn ra rổ chỉ số nhóm cổ phiếu tốt hơn, có thể có trên mức 15% đó. Từ tư duy này, SGI Capital có phương pháp riêng để chia thị trường thành 4 phân lớp, trong đó với nhóm đầu tư tăng trưởng 30%/năm có tiêu chí riêng.

Ông Lê Chí Phúc, Tổng giám đốc SGI Capital (hàng trên) trao đổi tại Tọa đàm qua zoom.

Ông Lê Chí Phúc, Tổng giám đốc SGI Capital (hàng trên) trao đổi tại Tọa đàm qua zoom.

Chúng ta nhận thấy tốc độ kinh tế phát triển 7%/năm, các doanh nghiệp hàng đầu có thể tăng đôi gấp ba con số trung bình, nên lựa chọn ngành đại diện nhất trong sự đi lên của ngành như hạ tầng, đô thị hoá... Trong 5 năm trở lại đây thấy sự thay đổi về hạ tầng, tốc độ phát triển sẽ còn nhanh hơn rất nhiều.

Thứ hai, thu nhập bình quân tăng lên nhanh giúp thói quen chi tiêu và hình thức tiêu dùng của người Việt tăng lên nhanh. Đi trong dòng nước nhanh hơn trong sự phát triển kinh tế Việt Nam, chọn con thuyền tốt, tốc độ nhanh hơn nữa.

Với nhà đầu tư cá nhân chọn 5-7 cổ phiếu là đủ cho quản lý danh mục, yên tâm 3 năm nữa quay trở lại sẽ có thể gấp đôi, gấp 3 tài sản bỏ ra.

SGI Capital có quỹ mở mở với 15 cổ phiếu được chọn lọc kỹ đại diện cho sự đi lên của nền kinh tế.

Ông Phạm Đình Huy, Giám đốc Đầu tư Tập đoàn Nam Long: Khủng hoảng kinh tế sẽ dẫn đến cơ cấu vốn sẽ khác nhau. Nhưng kênh chứng khoán sẽ là kênh tích sản rất tốt nên nhà đầu tư cần có sự lựa chọn rổ cổ phiếu để đầu tư nếu có kiến thức tốt.

12:27 18/11

Sau hơn 3 tiếng, rất nhiều thông tin hữu ích về chiến lược phát triển thị trường chứng khoán trong ngắn, trung, dài hạn, cũng như tiềm năng phát triển của thị trường, các nhóm ngành tiềm năng đã được các cơ quan quản lý, các chuyên gia đến từ các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ và doanh nghiệp cung cấp cho độc giả, bạn đọc.

Tuy nhiên, do thời gian có hạn, nên còn nhiều thông tin hữu ích khác các nhà quản lý, chuyên gia chưa chuyển tải kịp tại buổi tọa đàm sẽ được Báo Đầu tư Chứng khoán cung cấp tới bạn đọc trong số báo tới.

Phan Hằng - Hải Yến - Dũng Minh

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục