Tháp tài sản – Bí quyết quản trị tài chính thành công dành cho người trẻ

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Tháp tài sản hay tháp tài chính là mô hình phân bổ tài sản theo hình kim tự tháp, gồm nhiều lớp xếp chồng lên nhau tạo thành nền tảng tài chính vững mạnh.
Tháp tài sản – Bí quyết quản trị tài chính thành công dành cho người trẻ

Theo CTCK Vina (VNSC by Finhay), thông thường, tháp tài sản được chia thành 3 tầng gồm tài sản phòng vệ, tài sản tích sản và tài sản đầu cơ. Tuy nhiên, với tình hình hiện nay, chúng ta có thể phân chia thành 5 lớp gồm tài sản vô hình, tài sản bảo vệ, tài sản tạo thu nhập, tài sản tăng trưởng và tài sản mạo hiểm.

Mô hình tháp tài sản

Mô hình tháp tài sản

Tháp tài sản được phân chia thành các tầng rõ ràng với độ rộng khác nhau. Diện tích mỗi tầng của kim tự tháp thể hiện sự ưu tiên và tỷ trọng của mỗi loại tài sản trong tổng tài sản của bạn. Tầng dưới cùng là các tài sản an toàn nhất, tạo nền móng vững chắc cho tháp tài sản, chúng được dùng để đảm bảo cho mức sống cơ bản. Càng lên cao mức độ an toàn giảm, thường là các khoản đầu tư mạo hiểm, phục vụ cho việc gia tăng tài sản trong tương lai.

Xây dựng tháp tài sản giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, xây dựng kế hoạch tài chính ổn định cho hiện tại và tương lai.

Nếu trước đây bạn kiếm ra tiền nhưng không biết sắp xếp các khoản chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư vào đâu hợp lý, khi xây dựng tháp tài sản bạn sẽ biết cách phân bổ thu nhập của mình đúng nơi, đúng chỗ. Từ đó, bạn xây dựng được nền móng tài chính vững vàng cho tương lai.

Dưới đây là các tư vấn của Công ty Chứng khoán Vina (VNSC by Finhay) giúp người trẻ có thể xây dựng tháp tài sản.

Nguyên tắc để xây dựng tháp tài sản

Khi xây dựng tháp tài sản, có 2 nguyên tắc bạn cần tuân thủ như sau:

Thứ nhất, xây từ dưới lên: Xây tháp tài sản cũng giống như xây nhà vậy, nền móng vững chắc thì ngôi nhà mới kiên cố. Do vậy, bạn cần xây tháp theo lộ trình từ dưới lên cao, lớp dưới kiên cố rồi mới đến lớp trên.

Thứ hai, đáy tháp càng rộng càng tốt: Đáy của tháp là lớp tài sản vô hình, là loại tài sản được tích lũy sớm nhất và có diện tích lớn nhất trong tháp. Đây là lớp quan trọng nhất, quy mô tài sản vô hình tỷ lệ thuận với quy mô phát triển tài sản của bạn sau này.

Cần xây tháp theo lộ trình từ dưới lên cao, lớp dưới kiên cố rồi mới đến lớp trên

Cần xây tháp theo lộ trình từ dưới lên cao, lớp dưới kiên cố rồi mới đến lớp trên

Các bước xây dựng tháp tài sản

Các bước xây dựng tháp tài sản tương ứng với 5 tầng của tháp này như sau:

Bước 1: Lớp tài sản vô hình

Tài sản vô hình là cái bạn cần học hỏi, rèn luyện và tích lũy xuyên suốt cuộc đời, kể từ khi bắt đầu biết nhận thức cho tới khi nhắm mắt xuôi tay. Nó được tích lũy trong trường học và trường đời, những kiến thức và kinh nghiệm này là nguồn vốn vô hạn để bạn tạo ra các loại tài sản hữu hình khác. Bạn càng có nhiều tài sản vô hình thì quy mô tài sản hữu hình của bạn càng lớn.

Bước 2: Lớp tài sản bảo vệ

Với lớp tài sản bảo vệ, tối thiểu bạn phải có một khoản tiền để dự phòng khi ốm đau, không thể làm việc kiếm tiền, bạn vẫn sẽ có tiền trang trải sinh hoạt phí hàng ngày và viện phí cho mình. Với khoản dự phòng này, bạn có thể gửi tiết kiệm, mua vàng, bất động sản hay bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nhân thọ.

Nhiều bạn cho rằng còn trẻ thì chưa cần nghĩ đến lương hưu, cứ tiêu pha thoải mái. Tuy nhiên, khoản lương hưu cũng nên được chuẩn bị từ sớm để bạn an tâm hơn sau này. Với khoản lương hưu này, bạn có thể tham gia bảo hiểm xã hội, một số bảo hiểm khác có mục tiết kiệm lương hưu hoặc tự quy định riêng một quỹ hưu trí cho mình.

Bước 3: Lớp tài sản tạo thu nhập

Ở lớp này, bạn nên tìm những tài sản mang đến dòng tiền thụ động hàng tháng cho bạn, ưu tiên tài sản có khả năng tạo ra lợi nhuận đều đặn như tiền gửi tiết kiệm, trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ, chứng chỉ tiền gửi.

Bước 4: Lớp tài sản tăng trưởng

Đã qua 3 lớp an toàn của tháp tài sản, bắt đầu từ lớp tài sản tăng trưởng này, bạn sẽ hướng tới những tài sản mang về lợi nhuận cao hơn và đi kèm rủi ro cũng cao hơn. Ở Việt Nam, loại tài sản tăng trưởng được lựa chọn phổ biến là chứng khoán, cụ thể là các loại cổ phiếu. Dù chọn mã cổ phiếu nào, bạn cần luôn nhớ rằng kỳ vọng lợi nhuận cao luôn tỷ lệ thuận với rủi ro tương ứng.

Bước 5: Lớp tài sản mạo hiểm

Cuối cùng là đỉnh của tháp tài sản, lớp tài sản mạo hiểm. Đây là một phần vốn nhỏ bạn dành cho đầu tư mạo hiểm, nó có tính chất gần giống như “được ăn cả, ngã về không” vậy. Khoản đầu tư này thường là cổ phiếu, chứng khoán phái sinh hay gần đây đang nổi lên xu hướng tiền điện tử.

Vì là khoản đầu tư mạo hiểm, rủi ro cao nên bạn cần cân nhắc kỹ số vốn đầu tư cho tài sản này. Bạn chỉ nên đầu tư khoảng 5% – 7% tài sản vào mục này mà thôi. Nếu không may thua lỗ, mất hết, con số này không khiến bạn rơi vào khó khăn tài chính.

Diễn đàn Cấp cao Cố vấn tài chính Việt Nam 2023 - Vietnam Wealth Advisor Summit (VWAS)

Sự kiện về lĩnh vực quản lý tài sản lần đầu tiên do Báo Đầu tư và Cộng đồng Cố vấn tài chính Việt Nam (VWA) tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Thời gian: 13h00-18h00 ngày 8/8/2023

Địa điểm: Khách sạn Pullman (40 Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội)

Với chủ đề “Bơi trong dòng xoáy - Swimming in the vortex”, các diễn giả uy tín trong nước và quốc tế sẽ thảo luận chuyên sâu về kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng; các cơ hội, chiến lược đầu tư hiệu quả trong môi trường biến động khó lường; các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ đầu tư được ưu thích trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vàng, ngoại tệ, bất động sản…

Các hoạt động: Hội thảo chính với các diễn giả hàng đầu Việt Nam và quốc tế, gồm hai phiên trình bày và thảo luận với chủ đề “Giải mã biến số” và “Truy tìm cơ hội”; vinh danh sản phẩm/dịch vụ tài chính tiêu biểu năm 2023; vinh danh các doanh nghiệp vì sự phát triển của dịch vụ tài chính.


Theo CTCK Vina (VNSC)

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục