Cổ phiếu Hãng bia Boston Beer Co. của ông, với thương hiệu hàng đầu Samuel Adams, đã tăng gần gấp đôi trong năm qua, tăng 10 lần kể từ giữa năm 2009 và vừa đạt ngưỡng cao kỷ lục vào hôm thứ Sáu vừa rồi, đưa tổng tài sản ròng của Koch lên trên 1 tỷ USD. Hãng của ông hiện đang là nhà máy bia nội địa lớn thứ ba nước Mỹ.
Những loại bia tươi như Sam Adams đã trở thành điểm sáng của một thị trường bia đang trở nên nhàm chán như Mỹ. Tổng doanh số bán bia ở Mỹ đã giảm 2% trong nửa đầu năm 2013, trong khi đó, phân khúc bia tươi lại tăng 15%. Doanh số của Boston Beer đã tăng hơn 17% so với cùng kỳ.
“Những gì ông ấy đã làm được thật kỳ diệu”, David Geary, Chủ tịch của D.L. Geary Brewing, một nhà máy bia tươi ở
Thông qua một loạt các quảng cáo bình dân trên truyền hình, Koch, từ cách đây 20 - 30 năm, đã đưa đến một nhận thức rộng rãi trong người tiêu dùng rằng, bia là một phạm trù lớn hơn những gì mà các hãng bia lớn ở Mỹ và các nhà nhập khẩu từ châu Âu đang bán.
Khách hàng đã đua nhau tìm đến hơn 70 nhãn hàng bia khác nhau của Boston Beer, từ nhãn hàng đắt khách nhất là Boston Lager, cho tới những mẻ bia nấu đặc biệt như Norse Legend.
Phân khúc bia tươi chiếm một thị trường ngách chỉ 6,5% thị phần, tương đương với giá trị 54 tỷ USD trên toàn thị trường bia Mỹ. Trong đó, chỉ riêng hai hãng bia của Bỉ là Anheuser - Busch InBev NV, sở hữu hơn 200 nhãn bia, và Hãng liên doanh Anh - Mỹ MillerCoors LLC, với 70 nhãn hàng bia, đã chi phối khoảng 80% thị trường bia Mỹ.
Boston Beer hiện chiếm 1,3% thị phần Mỹ, sau DG Yuengling & Son Inc., hãng bia nội địa lớn thứ hai nước Mỹ với 1,5% thị phần. Người sở hữu hãng này, cũng là bạn của Koch, Richard L. “Dick” Yuengling, có tài sản lên tới hơn 2,7 tỷ USD.
Kenneth Shea, một chuyên gia phân tích ngành bia ở Bloomberg Industries tại Mỹ nhận xét rằng, những hãng bia có vẻ lép vế như Boston Beer đã phát triển nhờ những sản phẩm bia tươi có chất lượng tốt hơn của các hãng lớn. “Những nhãn hàng công nghiệp, sản xuất đại trà có xu hướng trở nên nhạt nhẽo và không có bản sắc riêng”.
Đề tránh việc hương vị quá giống với những đối thủ lớn hơn, Koch đã thử nghiệm từng mẻ bia mà công ty sản xuất và tự mình đi các chuyến sang Đức hàng năm để mua nguyên liệu.
Koch là con trai cả của thế hệ thứ 6 trong một gia đình có truyền thống nấu bia. Tuy nhiên, sự phát triển của quảng cáo truyền hình và giao thông đã đưa các hãng bia công nghiệp lớn lên thống lĩnh thị trường. Cảm thấy không có cơ hội để trở thành một ông chủ lò nấu bia như bố, Koch đã từng quyết định theo đuổi một nghiệp khác - ông tốt nghiệp đại học và làm cho một hãng tư vấn. Thế nhưng sau đó, Koch lại quay trở lại với niềm đam mê của mình với bia, bất chấp cả tá hãng bia tươi đã tồn tại trên thị trường.
“Mọi người đều nghĩ tôi điên, khi mà tôi từ bỏ công việc tư vấn để làm mấy công việc chân tay”, ông nói. Kế hoạch kinh doanh ban đầu của ông là đạt doanh thu bán bia 1 triệu USD trong vòng 5 năm, có 8 nhân viên và tự trả lương cho mình 60.000 USD/năm.
Khi cha của ông hiểu rằng con trai mình có ý định nghiêm túc với nghiệp nấu bia, hai cha con đi tìm lại công thức của gia đình, được ông cố nội phát triển từ những năm 1860. Công thức này trở thành khởi nguồn của Boston Lager.
Trong vòng 1 năm, công việc kinh doanh của Koch đã đạt được hai thành tích: mua lại thương hiệu của Samuel Adams và đưa tên hãng trở thành tên hãng bia tốt nhất trong một hội chợ bia của quốc gia. Đến năm 1990, Koch đã nhân rộng kế hoạch kinh doanh của mình nhiều lần, với doanh thu bán bia đạt 21,2 triệu USD. Bốn năm sau, doanh thu của Hãng leo lên con số 128 triệu USD.
“Vì mọi điều đều bắt nguồn từ đam mê, tôi đã có thể trụ vững suốt 30 năm phát triển nghiệp kinh doanh với tất cả những thăng trầm”, Koch nói.
Nói về việc trở thành tỷ phú của mình, người đàn ông 64 tuổi chia sẻ: “Tôi đã chứng kiến cổ phiếu của mình tăng rồi giảm rồi lại tăng, việc này gần như là kỳ dị”.
“Tôi ghi nhớ rằng, việc trở thành người giàu là giải an ủi lớn của cuộc đời. Bất cứ người thường nào cũng sẽ muốn có được hạnh phúc hơn là muốn giàu”, ông nói.