Để tránh “thảm kịch” này, điều quan trọng là hiểu được đâu là những rào cản của giao tiếp chất lượng trong gia đình. Để giao tiếp lành mạnh trong gia đình, hãy chắc chắn mỗi thành viên được nghe, hiểu và được đánh giá cao.
Nguyên nhân của thiếu giao tiếp chủ yếu do một hay nhiều thành viên của một gia đình không nghĩ đến các nhu cầu về cảm xúc hay thể chất của thành viên khác, hoặc do kết hợp cả hai. Thiếu giao tiếp có thể xảy ra khi bất cứ thành viên nào của gia đình chỉ nghĩ đến các vấn đề khác, như công việc hay sở thích, và cá nhân này không làm cho các thành viên khác cảm thấy quan trọng.
Điều ấy vô tình phá hỏng việc giao tiếp với thành viên gia đình mải bận tâm đến những chuyện khác. Lúc này, các thành viên gia đình có thể bắt đầu nhận thấy những cảm xúc của họ không được coi trọng, không quan trọng đối với người khác.
Bên cạnh đó, các vấn đề giao tiếp gia đình thể hiện theo nhiều cách, có thể là mức độ nhẹ chẳng hạn như khi người chồng/vợ hiểu sai một lời yêu cầu của bạn đời, cho đến những thay đổi khác trong cuộc sống, như khi cha mẹ không hay biết việc con cái của mình đang phạm phải sai lầm nào đó. Thông thường, hiểu lầm là một trong những nguyên nhân gốc rễ, nếu không là nguyên nhân chính, của giao tiếp kém.
Một thành viên có thể cảm thấy bực mình hay tức giận về một ngày làm việc của họ, nhưng sự im lặng hay sự tức giận của người đó có thể bị hiểu lầm bởi các thành viên khác, khi sự tức giận hướng về họ. Các thành viên bày tỏ sự tổn thương của họ bằng việc tảng lờ hay cư xử không tốt (phản ứng lại cách cư xử xấu đối với thành viên có lỗi), từ đó gây bất hòa không cần có trong nội bộ gia đình.
Đâu là tác động lâu dài của thiếu giao tiếp? Nghiên cứu đăng trên tạp chí Các vấn đề về gia đình của Hoa Kỳ cho thấy nhiều cặp vợ chồng xem các vấn đề giao tiếp gia đình là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ly hôn. Hơn thế, những tác động gây ly hôn do giao tiếp không chỉ ảnh hưởng đến cha mẹ mà còn tác động tiêu cực đến con cái.
Các vấn đề về giao tiếp gia đình thường được đề cập bởi các chuyên gia tâm lý, những người chuyên chữa trị các vấn đề về hành vi và cảm xúc ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Vấn đề cũng lan rộng trong cộng đồng và xa hơn nữa là khi những hình thức giao tiếp không hiệu quả tương tự này được thực hiện tại nơi làm việc, trường học và những môi trường xã hội khác.
Một điều không thể phủ nhận là việc thực hiện các chiến lược nhằm cải thiện giao tiếp luôn cần thiết. Trong đó, việc xây dựng các kỹ thuật giao tiếp tốt trong gia đình là vai trò quan trọng của cha mẹ.
Khi con cái thấy cha mẹ tranh luận theo cách lành mạnh, nói chuyện về những sinh hoạt trong ngày và tìm kiếm những hoạt động để hỗ trợ lẫn nhau, qua cách thể hiện bằng lời nói hay không lời, thì trẻ sẽ học được cách cư xử tốt trong chính những mối quan hệ của chúng.
Các nhà nghiên cứu thuộc Trường ĐH Cornell, Hoa Kỳ, cho biết những gia đình cùng ngồi ăn tại bàn với nhau ít nhất ba lần mỗi tuần sẽ có tác dụng cải thiện giao tiếp lành mạnh trong gia đình. Con cái của những gia đình có thực hiện các nghi thức giao tiếp tăng cường quan trọng này tốt có nhiều khả năng nhận được nhiều lợi ích bổ sung trong cải thiện việc học tập và có tâm lý tốt hơn.