Theo ông Siluanov, mức thâm hụt cả năm có thể tăng 420 tỷ ruble (6,5 tỷ USD) so với con số đề ra trong ngân sách được hoạch định dựa trên giả định giá dầu Ural bình quân khoảng 50 USD/thùng. Ông nói giá dầu thô hiện dưới mức này, chỉ 37-38 USD/thùng kể từ đầu năm và ước tính cho cả năm nay vào khoảng 40 USD/thùng.
Theo Bộ trưởng Tài chính Nga, nước này có thể vay thêm từ thị trường trong nước trong năm nay, nếu không vay hết mức có thể từ các thị trường nước ngoài.
Nga đã huy động được 1,75 tỷ USD thông qua phát hành Eurobond (trái phiếu châu Âu) đầu năm nay, trong khi trần nợ nước ngoài cho cả năm 2016 là 3 tỷ USD.
Trong một động thái liên quan, Ngân hàng trung ương Nga mới đây thông báo sẽ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) đối với đồng ruble và ngoại tệ của các ngân hàng thương mại từ tháng Tám tới. Đây được xem là một động thái nhằm siết chặt tính thanh khoản, qua đó giúp Nga đạt được mục tiêu lạm phát.
Cụ thể, tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ được tăng thêm khoảng 0,75 điểm phần trăm, sau hai đợt tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ hồi đầu năm 2016. Theo đó tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với đồng ruble sẽ tăng lên 5%, trong khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngoại tệ của khách hàng cá nhân sẽ nâng lên 6%.
Hồi đầu tháng này, trả lời phỏng vấn báo giới, Thống đốc Elvira Nabiullina cho hay Ngân hàng trung ương Nga đang cân nhắc các biện pháp nhằm siết chặt tính thanh khoản bằng đồng ruble. Thể chế tài chính này cũng sẽ bắt đầu kế hoạch hạn chế các khoản vay bằng đồng USD, theo sau sự suy sụp của đồng ruble năm 2014 vốn gây nhiều “tổn thương” cho nền kinh tế.
Sberbank, ngân hàng lớn nhất Nga, cho hay đợt tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc mới nhất đồng nghĩa với việc các ngân hàng sẽ dành thêm gần 400 tỷ ruble (6,1 tỷ USD) cho dự trữ bổ sung. Theo Sberbank, quyết định này sẽ đẩy lãi suất cho vay tăng, song lợi nhuận của ngành ngân hàng và tỷ lệ an toàn vốn giảm xuống.
Theo Bộ trưởng Tài chính Nga, nước này có thể vay thêm từ thị trường trong nước trong năm nay, nếu không vay hết mức có thể từ các thị trường nước ngoài.
Nga đã huy động được 1,75 tỷ USD thông qua phát hành Eurobond (trái phiếu châu Âu) đầu năm nay, trong khi trần nợ nước ngoài cho cả năm 2016 là 3 tỷ USD.
Trong một động thái liên quan, Ngân hàng trung ương Nga mới đây thông báo sẽ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) đối với đồng ruble và ngoại tệ của các ngân hàng thương mại từ tháng Tám tới. Đây được xem là một động thái nhằm siết chặt tính thanh khoản, qua đó giúp Nga đạt được mục tiêu lạm phát.
Cụ thể, tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ được tăng thêm khoảng 0,75 điểm phần trăm, sau hai đợt tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ hồi đầu năm 2016. Theo đó tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với đồng ruble sẽ tăng lên 5%, trong khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngoại tệ của khách hàng cá nhân sẽ nâng lên 6%.
Hồi đầu tháng này, trả lời phỏng vấn báo giới, Thống đốc Elvira Nabiullina cho hay Ngân hàng trung ương Nga đang cân nhắc các biện pháp nhằm siết chặt tính thanh khoản bằng đồng ruble. Thể chế tài chính này cũng sẽ bắt đầu kế hoạch hạn chế các khoản vay bằng đồng USD, theo sau sự suy sụp của đồng ruble năm 2014 vốn gây nhiều “tổn thương” cho nền kinh tế.
Sberbank, ngân hàng lớn nhất Nga, cho hay đợt tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc mới nhất đồng nghĩa với việc các ngân hàng sẽ dành thêm gần 400 tỷ ruble (6,1 tỷ USD) cho dự trữ bổ sung. Theo Sberbank, quyết định này sẽ đẩy lãi suất cho vay tăng, song lợi nhuận của ngành ngân hàng và tỷ lệ an toàn vốn giảm xuống.