Thái tử Samsung bị kết án 2,5 năm tù giam

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Toà án tối cao Seoul đã kết án Phó chủ tịch Samsung Electronics, Lee Jae Yong 2,5 năm tù giam vào thứ Hai (18/11) với tội danh hối lộ, điều này có thể trì hoãn việc tái cơ cấu quyền sở hữu của tập đoàn Samsung sau cái chết của ông Lee Kun Hee vào tháng 10 vừa qua.
Người thừa kế Tập đoàn Samsung Lee Jae Yong đến tòa án ở Seoul. Nguồn: Reuters Người thừa kế Tập đoàn Samsung Lee Jae Yong đến tòa án ở Seoul. Nguồn: Reuters

Phán quyết này cũng làm thay đổi quan điểm của Hàn Quốc về những hành vi sai trái của các chủ tập đoàn quyền lực Hàn Quốc, hay còn gọi là chaebol, vốn đã dẫn dắt sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc sau Chiến tranh Triều Tiên.

Bản án hôm thứ Hai (18/11) của Tòa án Tối cao Seoul có thể được kháng nghị lên Tòa án Tối cao trong vòng 7 ngày, nhưng các chuyên gia pháp lý cho biết vì Tòa án Tối cao đã ra phán quyết một lần trước đó nên kết quả thay đổi có khả năng rất thấp.

Tòa án tối cao Seoul đã tuyên án ông Lee phạm tội hối lộ, tham ô và che giấu số tiền thu được từ tội phạm trị giá khoảng 8,6 tỷ won (7,8 triệu USD), đồng thời cho biết ủy ban tuân thủ độc lập mà Samsung thành lập vào đầu năm ngoái vẫn chưa có hiệu lực hoàn toàn.

"Ông Lee đã thể hiện sự sẵn sàng đối với ban quản lý với sự tuân thủ mới được củng cố, vì ông ấy đã thề sẽ tạo ra một công ty minh bạch", Chủ tọa phiên tòa Jeong Jun Yeong nói.

“Mặc dù còn một số thiếu sót. Tôi hy vọng rằng theo thời gian, điều này sẽ được đánh giá là một cột mốc quan trọng trong lịch sử của các công ty Hàn Quốc như một sự khởi đầu cho sự tuân thủ và đạo đức”, ông nói.

"Vụ án này liên quan đến việc cựu chủ tịch lạm quyền vi phạm quyền tự do công ty và quyền tài sản. Phán quyết của tòa án là đáng tiếc", luật sư của ông Lee nói với các phóng viên.

Theo đó, ông Lee, thường được gọi là "Thái tử Samsung" sẽ tạm dừng việc đưa ra quyết định lớn tại Samsung Electronics trong thời gian tới khi công ty cố gắng vượt qua các đối thủ cạnh tranh. Ông ấy cũng không thể trực tiếp giám sát quá trình thừa kế từ cha mình, điều cốt yếu để giữ quyền kiểm soát Samsung.

Các nhà phân tích đồng ý rằng các hoạt động hàng ngày sẽ không bị ảnh hưởng, nhưng các quyết định quy mô lớn mà kết quả thường chỉ hiển thị sau nhiều năm như M&A và những thay đổi lớn về nhân sự có thể bị ảnh hưởng.

"Sự vắng mặt của ông Lee sẽ không ảnh hưởng đến việc quản lý hiện tại của Samsung. Không giống như thời cha ông ấy, Samsung đã quản lý theo hệ thống, việc ra quyết định được phân bổ cho từng CEO của doanh nghiệp", Chung Sun-sup, giám đốc điều hành nghiên cứu Chaebul.com cho biết.

“Nhưng bên cạnh tác động tới hình ảnh toàn cầu của ông ấy, các chiến lược dài hạn như đầu tư kế hoạch cho tương lai và tái cấu trúc có thể dừng lại”, ông nói thêm.

Tuy nhiên, phán quyết hôm thứ Hai đã chỉ ra rằng không còn có thể mong đợi sự khoan hồng thường được áp dụng cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Hàn Quốc như trong quá khứ.

Các nhóm kinh doanh cũng bày tỏ lo ngại về ảnh hưởng từ bản án của ông Lee có thể gây ra tác động cho thị trường.

Bae Sang-kun, giám đốc điều hành của nhóm vận động hành lang Liên đoàn các ngành công nghiệp Hàn Quốc cho biết: “Thiếu sự lãnh đạo lâu dài có thể ảnh hưởng đến việc gia nhập các doanh nghiệp mới và ra quyết định nhanh chóng, khiến họ bị tụt hậu trong cuộc cạnh tranh toàn cầu”.

Hạc Hiên
Theo Reuters

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục