Theo tờ Bangkok Post (Thái Lan), Ủy ban này sẽ chịu trách nhiệm xử lý việc thu hồi các dải phổ tần không sử dụng từ các cơ quan nhà nước cho Ủy ban Phát thanh và Truyền hình Quốc gia (NBTC), để đổi lấy bồi thường.
Các quan chức sẽ không can thiệp vào đấu giá băng tần hoặc xác định giá giấy phép.. Ủy ban dự kiến sẽ tăng cường hợp tác giữa các cơ quan liên quan để hỗ trợ phát triển 5G.
Tổng thư ký NBTC Takorn Tantasith cho biết Ủy ban sẽ thúc đẩy lộ trình rõ ràng cho việc áp dụng và phát triển cơ sở hạ tầng 5G bằng cách đảm bảo sự tham gia của đại diện từ các Bộ,ngành chủ chốt.
Đầu năm 2020, NBTC đã viết thư cho Thủ tướng với yêu cầu thành lập Ủy ban, với lý do cần thiết phải có một cơ quan quan trọng như vậy. NBTC cho biết các ủy ban 5G tương tự đã được thành lập ở một số quốc gia láng giềng, bao gồm Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Singapore.
Trước đó, NBTC cho biết, Thái Lan đã thu về thu về 100,52 tỷ baht (3,2 tỷ USD) từ đấu giá băng tần 5G. Trong đó, Advanced Info Service (Thái Lan) trúng 23 giấy phép, True Corporation 17 giấy phép, Total Access Communication Pcl 2 giấy phép; CAT Telecom và TOT được 6 giấy phép; CAT mua được 2 giấy phép; AIS (SingTel) mua được 13 giấy phép; DTAC thuộc Telenor (Nauy) giành được 2 giấy phép cho 100-MHz…
Theo đó, các công ty mua được giấy phép băng tần 700-MHz và 2600-MHz sẽ phải trả tiền cho chính phủ Thái Lan trong thời hạn 10 năm. Đối với băng tần còn lại, các hãng sẽ phải trả toàn bộ tiền trong 1 năm.
Đánh giá băng tần 5G mới, NBTC nhận định, mạng 5G sẽ giúp nền kinh tế số của nước này phát triển vững mạnh hơn với tốc độ có thể nhanh gấp 100 lần so với 4G. Điều đó sẽ giúp cho nền kinh tế Thái Lan tăng thêm ít nhất 177 tỷ baht trong năm 2020, bằng 1,02% GDP cả nước.