Đây là khuyến cáo mà Luật sư Emmanuel Moulin, Văn phòng Luật sư Ngo, Miguerès & Associés đưa ra tại Hội thảo Kinh nghiệm chinh phục thị trường quốc tế cho các DN Việt
Hàng loạt vụ việc như Nga ngừng nhập gạo của Việt
Đối với các nhà đàm phán, việc gia nhập WTO của Việt Nam là điểm kết thúc thành công, còn với các DN, thời điểm khó khăn mới chỉ bắt đầu. Gánh nặng trên vai các DN hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam ngày càng lớn khi đa phần các DN Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa, kinh nghiệm pháp lý và cả khả năng chi trả khi theo đuổi các vụ kiện không nhiều.
Ông Trần Bình Duyên, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Dược Trung ương (Mediplantex) đã không thể quên được bài học kinh nghiệm và cái giá mà Công ty phải trả khi để xảy ra những sơ suất trong việc ký kết hợp đồng với một công ty nước ngoài. “Mặc dù chúng tôi đã lấy lại được tiền của mình khi đối tác bị phá sản, song hành trình để khiếu kiện và theo kiện tại nước ngoài vô cùng phức tạp và khó khăn. Nhiều khi khoản tiền lấy lại được không đủ bù cho khoản chi phí phải bỏ ra”, ông Duyên chia sẻ và cho rằng, các DN Việt
Có một điều mà không nhiều DN Việt
Song, cũng phải thừa nhận rằng, sự thông thạo về pháp lý của các DN Việt Nam lại đang bị giới hạn rất nhiều bởi chính những phức tạp của việc tuân thủ các quy định trong cam kết của Việt Nam với WTO và các cam kết song phương và đa phương khác. Ông Nguyễn Khánh Ngọc, một thành viên tham gia đoàn đàm phán Việt Nam với WTO thừa nhận rằng, cho tới thời điểm này, cách hiểu và vận dụng không giống nhau về việc áp dụng các điều ước quốc tế tại Việt Nam vẫn còn khá phổ biến. Chính vì điều này, ông Ngọc cho rằng, các DN Việt Nam cần cân nhắc kỹ lưỡng những cam kết của Việt Nam khi tiến hành làm ăn với các thị trường quốc tế. “Tốt hơn hết là sử dụng các chuyên gia pháp luật và tài chính”, ông Ngọc khuyến cáo.
Thực ra, theo các luật sư Văn phòng Luật sư Ngo, Miguerès & Associés, việc làm ăn với thị trường quốc tế không chỉ bằng phương thức xuất nhập khẩu trực tiếp như đa phần các DN Việt Nam đang áp dụng. Có khá nhiều con đường không kém thuận lợi hơn đang chờ các DN Việt Nam, như liên doanh với các DN bản địa, tham gia đâu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ... hay tiến hành các vụ mua bán DN. Đơn cử, Công ty Scavi Việt Nam (100% vốn của Pháp) đang tiến hành thỏa thuận vụ mua lại nhóm Công ty DBA châu Âu. DBA hiện nắm giữ 15% thị phần quần áo lót của châu Âu. Với thương vụ này, Scavi Việt