Để đạt được kế hoạch này, nhà băng cho biết sẽ đặt mục tiêu tăng trưởng 17% tổng tài sản lên hơn 315.000 tỷ đồng, tăng 40% huy động vốn và tăng 18% dư nợ tín dụng. Ngân hàng cũng cam kết giữ nợ xấu dưới 2%.
Ngoài ra, mức trần chi cho quỹ lương, thưởng và trợ cấp nghỉ việc của Techcombank năm 2018 theo kế hoạch sẽ là gần 3.000 tỷ đồng.
Năm 2017, Techcombank chi 3,8 tỷ đồng chi phí công vụ và trả gần 29 tỷ đồng thù lao cố định cho các thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Dự kiến năm nay, thù lao cố định cho đội ngũ này sẽ tăng lên 31,89 tỷ đồng, nếu được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Cũng tại ĐHCĐ, Techcombank trình kế hoạch niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP HCM. Thời điểm niêm yết chưa được công bố.
Trong năm 2017, Techcombank hoàn tất việc mua lại cổ phiếu quỹ từ HSBC. Tại ĐHCĐ sáng 3/3, HĐQT đã trình cổ đông phương án bán gần 14 triệu cổ phiếu quỹ theo chương trình ESOP. Số cổ phiếu quỹ còn lại, sau khi bán ESOP sẽ được bán tiếp cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước để huy động thêm nguồn vốn.
Theo kế hoạch, số cổ phiếu bán cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước không quá 158,4 triệu cổ phiếu.
“Ngân hàng hiểu mong đợi của cổ đông, nên luôn xác định rõ sứ mệnh của mình là “Mang lại cho cổ đông những lợi ích hấp dẫn, lâu dài”. Đối với mọi chính sách liên quan đến quyền lợi của các cổ đông, ngân hàng luôn tuân theo quyết định từ Đại hội cổ đông, thông qua các lá phiếu biểu quyết. Vì vậy, quyết định của Đại hội cổ đông về việc có chia cổ tức hay không sẽ là ý kiến cuối cùng, và HĐQT Techcombank sẽ thực thi”.
“Trong mọi trường hợp, dù chia cổ tức hay không chia cổ tức, lợi nhuận đều nằm trong giá trị cổ phiếu của cổ đông. Không ai mong muốn cổ phiếu của chúng ta được giao dịch ở giá trị chỉ 10.000 đồng/cổ phiếu mà muốn tăng cao hơn như vậy nhiều lần. Nếu Đại hội cổ đông quyết định chưa chia cổ tức cũng là để tái đầu tư dài hạn, nhằm tạo ưu thế tài chính cho Ngân hàng. Từ đó, gia tăng hiệu quả sử dụng vốn và tạo giá trị tăng thêm của mỗi cổ phiếu mà các cổ đông đang nắm giữ”.