Tây Ban Nha chiếm được kho báu “nửa tỉ đô” từ thuyền chiến bị đắm

Tòa án Hoa Kỳ tuyên bố 500 triệu USD tiền xu bạc và vàng được các thợ săn kho báu nước này thu hồi từ vùng biển Đại Tây Dương năm 2007 thuộc về Tây Ban Nha.
Số đồng xu được tìm thấy từ vụ đắm tàu năm 2007. Ảnh: Odyssey Marine Exploration. Số đồng xu được tìm thấy từ vụ đắm tàu năm 2007. Ảnh: Odyssey Marine Exploration.

Số vàng bạc lấp lánh được thu lại từ chiếc thuyền đắm bí ẩn của Tây Ban Nha và âm thầm trôi theo Đại Tây Dương đến Mỹ này là một trong những kho báu lớn nhất dưới nước từng được tìm thấy.

Một chiếc thuyền Tây Ban Nha bị đắm dưới đáy biển một cách bí ẩn, sau đó âm thầm trôi theo Đại Tây Dương đến Mỹ. Số vàng bạc được tìm thấy trong chiếc thuyền này là một trong những kho báu giá trị nhất từng được tìm thấy từ đáy đại dương.

Cho đến nay, cuộc chiến dai dẳng giành quyền sở hữu kho báu với 594.000 đồng xu vừa mới kết thúc với chiến thắng thuộc về chính phủ Tây Ban Nha. Công ty săn lùng kho báu Mỹ mang tên Odyssey Marine Exploration sẽ giúp đưa khối tài sản này về lại Tây Ban Nha.

Chính phủ Tây Ban Nha vui mừng thông báo thông tin này vào hôm thứ Tư. Nội dung thông báo như sau: 500 triệu đô (tương đương 308 triệu bảng) tiền bạc và vàng được tìm thấy tại một địa điểm mà phía Odyssey gọi là “Thiên Nga Đen” sẽ được đưa về nước trong vòng 10 ngày tới.

“Họ phải trả lại cho người Tây Ban Nha những gì vốn dĩ là của người Tây Ban Nha”, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Tây Ban Nha José Ignacio Wert cho biết. “Các đồng xu nhất định phải được trao trả lại trong vòng 10 ngày”.

Phán quyết của tòa án đã chấm dứt gần 5 năm mưu đồ trên biển của Odyssey kể từ khi công ty này tìm được kho báu ở đáy Đại Tây Dương hồi tháng 5/ 2017. Trước sự giận dữ của chính quyền Tây Ban Nha, Odyssey đã bí mật đưa kho báu đến Gibraltar và sau đó vận chuyển bằng chuyên cơ đến căn cứ ở Florida.

Một thẩm phán của tòa án liên bang Mỹ đã ủng hộ phán quyết của thẩm phán Atlanta Mark Pizzo, rằng kho báu thuộc về Nuestra Senora de las Mercedes, một chiến hạm của Tây Ban Nha bị đánh chìm bởi một đội tàu chiến Anh ở ngoài khơi St Mary, Bồ Đào Nha vào tháng 10 năm 1804.

Vị thẩm phán này đã bác bỏ lập luận của Odyssey rằng: không có địa điểm xác tàu rõ ràng cũng như việc các đồng xu nằm rải rác khắp nơi nên không thể tuyên bố chính xác chúng thuộc về tàu nào.

Công ty săn tìm kho báu này tuyên bố đã bắt đầu tìm kiếm chiếc tàu Mercedes và rõ ràng họ đã làm như vậy.

Pizzo lập luận rằng tất cả các đồng xu đều đã tồn tại trước năm 1804 và giống với số tiền xu trên tàu Mercedes được đúc ở Lima, Peru - phần đã được gửi trở lại để tài trợ cho các cuộc chiến ở châu Âu của Tây Ban Nha. Ông cũng cho biết đại bác được tìm thấy ở đó cũng khớp với đại bác được tìm thấy trên tàu.

Quyền sở hữu hợp pháp của số tiền xu lấp đầy 600 thùng phuy này hiện thuộc về Tây Ban Nha và hậu duệ của 250 thủy thủ đã hi sinh khi tàu bị nổ tung.

Tuy nhiên, nơi cất giữ hơn 400.000 đồng xu từ Mercedes vẫn còn là một bí ẩn.

Kho báu được tìm thấy bởi một trong những rô bốt điều khiển từ xa của Odyssey khi nó đang tìm kiếm ở độ sâu 1100 mét dưới đáy biển.

Quyết định sử dụng Gibraltar của Odyssey đã dẫn đến tình trạng căng thẳng trong tranh chấp vùng biển ngoài rặng đá. Ngay sau khi các đồng xu được chuyển đến Florida, một tàu chiến Tây Ban Nha đã buộc tàu trục vớt Odyssey Explorer 250ft của công ty này neo đậu vào cảng Algeciras gần đó của Tây Ban Nha để khám xét. Thuyền trưởng Sterling Vorus của tàu này đã bị bắt, nhưng sau đó đã được trả tự do.

“Việc tận dụng bất kỳ lợi nhuận nào để phục vụ cho các cuộc diễn tập quân sự đều nằm trong lợi ích, đi kèm với nghĩa vụ pháp lý của cả hai chính phủ, để giải quyết cả hai vấn đề theo cách có lợi cho mối quan hệ song phương", Aguirre trao đổi với bộ trưởng văn hóa khi đó, César Antonio Molina vào tháng 7 năm 2008.

Trái ngược với cuộc chiến với Tây Ban Nha, Odyssey lại thực hiện các thỏa thuận với chính phủ Anh để thu hồi và chia sẻ kho báu bị chìm.

Thỏa thuận khai quật một xác tàu được cho là tàu chiến với 80 khẩu pháo HMS Sussex, bị chìm năm 1694 mang theo tới 10 tấn vàng, dẫn đến những lời phàn nàn rằng một di sản độc đáo đang có nguy cơ bị chiếm đoạt.

Sussex và 12 tàu khác trong hạm đội bị chìm trong cơn bão năm 1694 khi đang thực hiện nhiệm vụ bí mật mua chuộc Công tước Savoy để làm đồng minh trong cuộc chiến chống lại vua Louis XIV của Pháp.

"Toàn bộ quá trình phân xử vẫn là điều khiến chúng tôi không tin tưởng vào những gì các bộ trưởng đã nói với chúng tôi, về vấn đề khảo cổ tối quan trọng." George Lambrick, giám đốc của Hội đồng Khảo cổ học Anh cho biết thêm vẫn tồn tại những lo ngại nghiêm trọng.

Neil Cunningham-Dobson, một nhà khảo cổ học người Anh dẫn đầu các cuộc kiểm tra ban đầu, phủ nhận việc công ty sẽ làm hư hỏng địa điểm: "Odyssey là một trong những công ty tốt nhất, có uy tín nhất trong kinh doanh và sử dụng các công nghệ mới nhất."

Wert cho biết một số đồng tiền sẽ được phân phối cho các bảo tàng Tây Ban Nha. "Chúng tôi muốn mọi người nhìn thấy chúng", ông cho biết.

Ông thừa nhận cú vấp duy nhất đối với việc trả lại tiền ngay lập tức có thể là sự kháng cáo tiếp theo của Odyssey, nếu nó được tòa án cấp cao hơn chấp nhận và lệnh đình chỉ được đưa ra đối với bản án.

Người phát ngôn của Odyssey, Laura Barton cho biết một kháng cáo có thể sắp được đưa ra "Hiện tại, không có lệnh cuối cùng từ tòa án để trả lại những đồng xu Thiên nga đen cho Tây Ban Nha", tuyên bố với tờ Guardian như vậy và không cho biết gì thêm.


Theo Dantri

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục