Giới phân tích cho biết về tương quan lực lượng, các chính đảng ủng hộ sự thống nhất của Tây Ban Nha và phe ủng hộ ly khai hiện đang có tỷ lệ ủng hộ khá sít sao và khó có đảng đơn lẻ nào đủ khả năng giành được đa số tối thiểu 68 ghế trong hội đồng lập pháp địa phương Catalonia gồm 135 ghế.
Tuy nhiên, theo giới quan sát, các đảng ủng hộ thống nhất đang có nhiều cơ hội thắng lợi hơn do phe chủ trương ly khai hiện đang bị chia rẽ về tương lai của vùng.
Bên cạnh đó, kết quả cuộc thăm dò dư luận được công bố trên báo El Pais ngày 27/11 cho thấy chỉ có 24% số người Catalonia được hỏi cho biết họ muốn tiếp tục tiến trình đòi độc lập sau cuộc bầu cử lần này, trong khi 71% mong muốn các chính trị gia tìm kiếm một thỏa thuận trên cơ sở khu vực này vẫn là một phần của Tây Ban Nha.
Ngoài ra, việc không có bên nào chiếm ưu thế vượt trội trước thềm bầu cử báo trước một tiến trình thương lượng dài hơi để thành lập một chính quyền liên minh.
Không chỉ người dân Tây Ban Nha quan tâm đến cuộc bầu cử này, cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Liên minh châu Âu (EU) cũng đang quan sát kỹ lưỡng kết quả cuộc bầu cử.
Tuy nhiên, theo giới quan sát, các đảng ủng hộ thống nhất đang có nhiều cơ hội thắng lợi hơn do phe chủ trương ly khai hiện đang bị chia rẽ về tương lai của vùng.
Bên cạnh đó, kết quả cuộc thăm dò dư luận được công bố trên báo El Pais ngày 27/11 cho thấy chỉ có 24% số người Catalonia được hỏi cho biết họ muốn tiếp tục tiến trình đòi độc lập sau cuộc bầu cử lần này, trong khi 71% mong muốn các chính trị gia tìm kiếm một thỏa thuận trên cơ sở khu vực này vẫn là một phần của Tây Ban Nha.
Ngoài ra, việc không có bên nào chiếm ưu thế vượt trội trước thềm bầu cử báo trước một tiến trình thương lượng dài hơi để thành lập một chính quyền liên minh.
Không chỉ người dân Tây Ban Nha quan tâm đến cuộc bầu cử này, cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Liên minh châu Âu (EU) cũng đang quan sát kỹ lưỡng kết quả cuộc bầu cử.
Nếu phe ủng hộ sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tây Ban Nha giành thắng lợi trong cuộc bỏ phiếu này, tình hình Catalonia sẽ dần trở nên ổn định.
Điều này sẽ đáp ứng được kỳ vọng, mong mỏi của đại đa số người dân Tây Ban Nha, của cộng đồng quốc tế và đặc biệt là của các nước châu Âu.
Quan điểm bấy lâu nay của các nước châu Âu cũng như cộng đồng quốc tế là ủng hộ sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tây Ban Nha, đồng thời, Catalonia phải tuân thủ hiến pháp của nước này.
Ngược lại, trong trường hợp phe chủ trương tách Catalonia khỏi Tây Ban Nha chiến thắng, dự báo họ sẽ nhân cơ hội này để tuyên bố rằng thắng lợi trong bầu cử được coi là một sự ủy nhiệm hợp pháp nhằm đơn phương đòi độc lập cho Catalonia.
Quan điểm bấy lâu nay của các nước châu Âu cũng như cộng đồng quốc tế là ủng hộ sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tây Ban Nha, đồng thời, Catalonia phải tuân thủ hiến pháp của nước này.
Ngược lại, trong trường hợp phe chủ trương tách Catalonia khỏi Tây Ban Nha chiến thắng, dự báo họ sẽ nhân cơ hội này để tuyên bố rằng thắng lợi trong bầu cử được coi là một sự ủy nhiệm hợp pháp nhằm đơn phương đòi độc lập cho Catalonia.
Tình hình theo đó dự kiến sẽ còn diễn biến phức tạp và thậm chí sẽ có ảnh hưởng bất lợi với sự ổn định của EU.
Vì vậy, một kịch bản tốt đẹp cho Catalonia đang được cộng đồng quốc tế mong mỏi và kỳ vọng, đó là cử tri Catalonia bầu ra được một hệ thống chính quyền địa phương ổn định, có trách nhiệm, điều hành và quản lý tốt vùng này trong khuôn khổ Hiến pháp Tây Ban Nha và luật pháp quốc tế.
Vì vậy, một kịch bản tốt đẹp cho Catalonia đang được cộng đồng quốc tế mong mỏi và kỳ vọng, đó là cử tri Catalonia bầu ra được một hệ thống chính quyền địa phương ổn định, có trách nhiệm, điều hành và quản lý tốt vùng này trong khuôn khổ Hiến pháp Tây Ban Nha và luật pháp quốc tế.
Một khi Catalonia ổn định thì sự toàn vẹn, thống nhất của Tây Ban Nha sẽ được củng cố và điều này sẽ tăng cường thêm sức mạnh, sự thống nhất và đoàn kết của toàn bộ EU.
Bất ổn chính trị tại Tây Ban Nha bắt đầu từ ngày 1/10, khi chính quyền vùng Catalonia tiến hành cuộc trưng cầu ý dân trái phép đòi độc lập.
Bất ổn chính trị tại Tây Ban Nha bắt đầu từ ngày 1/10, khi chính quyền vùng Catalonia tiến hành cuộc trưng cầu ý dân trái phép đòi độc lập.
Chính phủ trung ương của Thủ tướng Mariano Rajoy sau đó đã đình chỉ quy chế tự trị của vùng này, giải tán cơ quan lập pháp và chính quyền vùng, đồng thời tuyên bố tổ chức cuộc bầu cử địa phương nhằm bầu ra Hội đồng lập pháp mới.