Tập hợp đàn chim nhỏ giận dữ "làm gỏi" con rắn cực độc

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Một cuộc chiến cho thấy sự khác biệt giữa chất lượng và số lượng.
Tập hợp đàn chim nhỏ giận dữ "làm gỏi" con rắn cực độc

Nhà bảo vệ môi trường Keith Raine - 37 tuổi và vợ Tracey trong một lần đến Khu bảo tồn động vật Dinokeng nổi tiếng của Nam Phi đã may mắn chứng kiến được khung cảnh có một không hai trong cuộc đời.

Khu bảo tồn thiên nhiên Dinokeng được biết đến là địa điểm ưa thích với những du khách ưa tự do khám phá. Tại đây có rất nhiều loài động vật hoang dã của châu Phi, từ sư tử, báo, tới hà mã, trâu nước và voi. Khu bảo tồn có dịch vụ cung cấp “tuyến đường xe tự lái” để du khách có thể tận mắt chứng kiến cuộc sống của động vật hoang dã.

Hôm đó, gia đình anh Raine tổ chức một buổi cắm trại ngoài trời trong khuôn viên Dinokeng bỗng nhiên phát hiện ra một bầy chim khướu (arrow-marked babblers) và một con chim sáo đang tấn công một con rắn lục Boomslang chưa trưởng thành.

Clip nguồn LatestSightings.

Rắn lục Boomslang (có tên khoa học Dispholidus typus) là một loài rắn kịch độc có chiều dài trung bình khoảng 100-160 cm, có con dài tới 183 cm. Loại này hiện có rất nhiều tại các nước miền Nam châu Phi với nọc độc có thể khiến cho người bị nó tấn công đi tiểu ra máu và khả năng sống sót là rất ít.

Loài rắn này có mắt khá lớn, đầu hình quả trứng, con đực có màu xanh lá cây sáng với đầu pha màu xanh và đen, con cái có thể có màu nâu, có các răng nanh dài 3-5 mm và đường kính gần 0,5 mm. Đặc biệt, loài rắn này lại có thị giác khá tốt ngang ngửa với người bình thường.

Loài rắn xanh này sống chủ yếu ở khu vực Nam Phi và chủ yếu ăn các loại động vật lưỡng cư nhỏ như thằn lằn, cóc, thỉnh thoảng ăn một số động vật có vú nhỏ, chim và trứng chim bằng cách nuốt chửng. Những trường hợp người bị Boomslang cắn trước đó được ghi nhận rất ít.

Thậm chí vào đầu những năm 1950 người ta vẫn nghĩ rằng loài rắn này là vô hại đối với con người.

Đáng chú ý, độc tố của rắn lục Boomslang không chỉ gây ra những triệu chứng bên ngoài như đau đầu, buồn nôn, buồn ngủ, lo lắng bồn chồn mà nó còn gây ra chứng rối loạn đông máu. Nguyên nhân do nọc độc của rắn chứa chất hemotoxin, một hóa chất có thể phá hủy các tế màu đỏ, gây rối loạn đông máu, sụt giảm chức năng nội tạng và thoái hóa mô.

Nguy hiểm là thế, tuy nhiên khi phải gặp quá nhiều bất lợi như đối thủ đông hơn, chưa đủ trưởng thành, con rắn nước rất khó để có thể làm nên kỳ tích. Theo như lời kể của Raine khi gia đình anh đi ngang qua, con rắn đã bị thương nặng ở hai mắt khiến cho thị lực bị ảnh hưởng nghiêm trọng, vì vậy trông nó khá là vô vọng trong cuộc chiến này.

Anh Quý

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục