Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cho biết: “Đến thời điểm này, những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vẫn chủ yếu là nông sản, thực phẩm, một số khoáng sản chưa qua chế biến sâu, một số sản phẩm gia công...”. Điều này cho thấy, giá trị gia tăng trong hàng xuất khẩu của Việt
Theo báo cáo đánh giá của Bộ Tài chính (BTC) về thực trạng đầu tư phát triển KHCN của DN thì hiện tại, máy móc, thiết bị, công nghệ của hầu hết DN trong nước ở mức trung bình thấp so với khu vực và thế giới do DN chưa thực sự quan tâm đầu tư phát triển KHCN, nguồn vốn đầu tư để phát triển KHCN rất hạn chế… Cụ thể, mức đầu tư dành cho nghiên cứu và phát triển KHCN bình quân của một tập đoàn kinh tế năm 2007 chỉ vào khoảng 8,5 tỷ đồng; tổng kinh phí của Nhà nước hỗ trợ cho 64 DN thuộc ngành nghề ưu tiên khuyến khích để nghiên cứu công nghệ mới, phát triển KHCN trong 5 năm qua chỉ có 37,5 tỷ đồng… Từ thực trạng này, mặc dù Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn chưa đồng ý với quan điểm của Chính phủ là thông qua Nghị quyết quy định về việc trích lập quỹ phát triển KHCN của DN từ một phần lợi nhuận trước thuế hàng năm, nhưng BTC vẫn tiếp tục đề nghị Chính phủ trình Quốc hội thông qua Nghị quyết này vào kỳ họp tới. Nếu đề nghị này được Quốc hội chấp thuận thì DN thuộc mọi thành phần kinh tế, thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định đều được trích tối đa 10% lợi nhuận trước thuế để thành lập quỹ phát triển KHCN, mà không cần phải có lãi 3 năm liên tiếp trước năm trích lập quỹ KHCN như dự kiến ban đầu của BTC.
BTC tính toán, nếu DN trích lập quỹ phát triển KHCN ở mức tối đa (10% lợi nhuận trước thuế) thì hàng năm, tổng giá trị các quỹ vào khoảng 12.500 tỷ đồng, cộng thêm với phần chi trực tiếp từ ngân sách cho phát triển KHCN thì nguồn lực tài chính của Nhà nước dành cho phát triển KHCN lên tới 18.000 tỷ đồng/năm. Số tiền này sẽ tạo điều kiện cho DN đổi mới công nghệ, tăng hiệu quả sản xuất - kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Như vậy, so với bản dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về vấn đề này đã được BTC gửi lấy ý kiến đóng góp của các bộ, ngành và DN trước đây thì bản dự thảo mới nhất có sự thay đổi căn bản.
Trước đây, do lo ngại ngân sách sẽ bị thâm hụt, BTC kiến nghị 3 mức trích lập phụ thuộc vào thu nhập chịu thuế trong năm của DN (DN có thu nhập chịu thuế đến 50 tỷ đồng được trích lập 10% lợi nhuận trước thuế để thành lập quỹ phát triển KHCN. Mức trích lập này giảm xuống còn 5% và 2,5% nếu DN có thu nhập chịu thuế từ 50 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng và trên 100 tỷ đồng). Theo tính toán của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Nguyễn Văn Ninh, nguồn lợi nhuận trước thuế của DN năm 2007 ước vào khoảng 180.000 tỷ đồng, nếu cho phép DN trích lập quỹ phát triển KHCN thì hàng năm ngân sách giảm thu trên 3.500 tỷ đồng, tuy nhiên thông qua việc trích lập quỹ, chi cho phát triển KHCN của DN tăng lên sẽ thúc đẩy sản xuất - kinh doanh phát triển, tác động tăng thu từ các loại thuế khác như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân… nên thu ngân sách hàng năm không bị ảnh hưởng lớn.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, việc sử dụng chính sách tài chính khuyến khích DN tăng đầu tư cho KHCN để gia tăng giá trị hàng hóa, theo Ban soạn thảo Nghị quyết của Quốc hội, quy định về việc trích lập quỹ phát triển KHCN của DN từ một phần lợi nhuận trước thuế hàng năm không nhất thiết phải đợi đến khi sửa đổi, bổ sung Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp mới thực hiện. Bởi thực tế đã cho thấy, những ngành hàng, lĩnh vực nào được đầu tư KHCN xứng đáng không chỉ gia tăng giá trị hàng hóa sản xuất trong nước, mà còn gia tăng giá trị xuất khẩu.