Tầng đất đóng băng vĩnh cửu tan sớm hơn 70 năm gây sốc

Tầng đất đóng băng vĩnh cửu tại những nơi xa xôi ở khu vực Bắc Cực thuộc Canada đang tan băng sớm hơn 70 năm so với dự kiến.
Một nghĩa trang trên lãnh nguyên có tầng đất đóng băng vĩnh cửu đang tan chảy ở Quinhagak của đồng bằng Yukon, Alaska, Mỹ. Ảnh: Getty. Một nghĩa trang trên lãnh nguyên có tầng đất đóng băng vĩnh cửu đang tan chảy ở Quinhagak của đồng bằng Yukon, Alaska, Mỹ. Ảnh: Getty.

Một đoàn thám hiểm đã phát hiện vấn đề được coi là dấu hiệu đáng lo ngại mới nhất trong cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu này, khiến các nhà khoa học "mất ăn mất ngủ".

Nhóm nghiên cứu của Đại học Alaska Fairbanks rất kinh ngạc khi mùa hè nắng nóng bất thường khiến các tầng bên trên của khối băng khổng lồ dưới mặt đất mất đi tính ổn định. Tầng đất này đã đóng băng trong hàng thiên nhiên kỷ.

"Những gì chúng ta nhìn thấy thật đáng kinh ngạc", ông Vladimir Romanovsky, giáo sư địa vật lý của Đại học Alaska Fairbanks, nói với Reuters. "Đây là dấu hiệu cho thấy khí hậu đang ấm hơn bất cứ khi nào trong hơn 5.000 năm trở lại đây".

Cuộc họp của các chính phủ tại thành phố Bonn, Đức trong tuần này như một nỗ lực nhằm thúc đẩy các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc.

Kết quả nghiên cứu của nhóm trên đã được công bố vào ngày 10/6 trên tạp chí khoa học địa chất Geophysical Research Letters. Nó cho thấy một tín hiệu khẩn cấp về sự nóng lên toàn cầu.

Công trình nghiên cứu dựa trên dữ liệu của Giáo sư Romanovsky và các đồng nghiệp. Họ đã tiến hành phân tích từ chuyến thám hiểm gần đây nhất tại khu vực này vào năm 2016. Các thành viên phải sử dụng máy bay cánh quạt cải tiến để đến những nơi xa xôi của Bắc Cực.

Tầng đất đóng băng vĩnh cửu tan sớm hơn 70 năm gây sốc ảnh 1

Tầng đất đóng băng vĩnh cửu tan chảy ở đảo Banks. Ảnh: CBC.

Các nhà khoa học lo ngại về tính ổn định của băng vĩnh cửu trước nguy cơ băng tan nhanh có thể giải phóng một lượng lớn khí giữ nhiệt. Loại khí này sẽ giữ lại thiệt độ được hấp thụ từ Mặt Trời và quay lại trở thành chất đốt khiến nhiệt độ thậm chí còn tăng nhanh hơn.

Theo Guardian, ngay cả khi các cam kết hiện tại về cắt giảm khí thải theo thỏa thuận Paris 2015 được thực hiện, Trái Đất vẫn không tránh khỏi nguy cơ nóng lên do hiện tượng này.

Các nhà khoa học cũng cảnh báo rằng nhiệt độ tăng lên sẽ hủy hoại Nam bán cầu và đe dọa các ngành công nghiệp ở Bắc bán cầu. Bài nghiên cứu đồng thời nhấn mạnh vấn đề cắt giảm khí thải.

"Việc tầng đất đóng băng vĩnh cửu tan chảy là một trong những đỉnh điểm của biến đổi khí hậu và nó đang xảy ra ngay trước mắt chúng ta", Jennifer Morgan, Giám đốc Điều hành Greenpeace International cho biết. "Sự tan băng sớm này là một tín hiệu rõ ràng cho thấy chúng ta phải loại bỏ việc phát thải carbon khỏi các nền kinh tế của chúng ta ngay lập tức".


Theo Zing

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục