Theo chia sẻ của ông Nguyễn Quang Vinh, Giám đốc Phòng DN vì phát triển bền vững, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI): “DN luôn mong muốn được Chính phủ, xã hội, khách hàng cũng như người tiêu dùng công nhận là một “công dân tốt”. Thông qua việc thực hiện SCR, sức cạnh tranh của DN được nâng cao rất nhiều, bởi họ được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của DN; người lao động tin tưởng và gắn bó với DN; đối tác tin tưởng để hợp tác đầu tư.”
CSR đã có sự thay đổi về nhận thức đối với doanh nhân nói chung. Đó là thành tố quan trọng trong công thức hướng tới sự phát triển bền vững. Thực tế đã cho thấy, những DN đề cao vai trò của CSR sẽ có lợi nhuận trên vốn cao hơn so với những DN chưa chú ý đúng mức đối với CSR.
Ông Trần Phú Sơn, Phó tổng giám đốc Công ty Kiểm toán và tư vấn DN Ernst & Young Việt Nam (EY), người có kinh nghiệm làm việc lâu năm với các DN trên khía cạnh tài chính, cho biết: “Quan niệm của các doanh nhân về việc nộp thuế và các khoản phí đối với Nhà nước cũng đã có sự thay đổi. Nhiều năm trước đây, chúng ta vẫn nói về vấn đề các DN hạn chế nộp thuế hoặc trốn thuế. Nhưng gần đây, một số ông chủ lớn chia sẻ với tôi rằng nộp thuế nhiều lại là một thuận lợi của DN. Trước hết, họ cho rằng đó là trách nhiệm xã hội của DN, đóng góp và ‘đền đáp’ đối với xã hội vì họ sử dụng các nguồn lực của xã hội. Sau cùng, cái họ được là niềm tin và sự hỗ trợ của Chính phủ và xã hội đối với những hoạt động kinh doanh của mình”.
Mặc dù gần đây, các DN phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn của nền kinh tế (lạm phát cao, lãi suất cao, nhu cầu thị trường suy giảm) và đang phải vật lộn để duy trì và tồn tại, nhưng những doanh nhân có tầm nhìn và tư tưởng hội nhập vẫn coi CSR là một trong những chiến lược kinh doanh giúp DN của họ không những duy trì tồn tại mà còn tạo lợi thế cạnh tranh nổi bật và phát triển bền vững. Ông Vinh cho rằng: “Thực hiện CSR là một việc làm tạo ra giá trị gia tăng trong công việc kinh doanh của DN. Thực hiện CSR một cách thông minh, DN sẽ tìm được hướng đi, mở rộng các cơ hội kinh doanh. Do vậy, thực hiện SCR nên được coi là một bài toán đầu tư lâu dài vì sự phát triển bền vững của DN hơn là các chi phí phát sinh trước mắt”.
Nhiều DN lớn đã đưa CSR lên thành chương trình hành động cụ thể đối với DN để đảm bảo sự thường xuyên, liên tục, đảm bảo DN phát triển bền vững.
Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Ôtô Trường Hải chia sẻ: “CSR cần phải là một chiến lược kinh doanh dài hơi, bền vững và hướng đến lợi ích người tiêu dùng và xã hội. Một trong những chiến lược kinh doanh của Trường Hải là tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm, làm sao để nhiều người Việt Nam có thể mua được ôtô với giá rẻ và chất lượng tốt. Nội địa hóa sản phẩm cao sẽ giúp giảm nhập siêu, tạo công ăn việc làm, phát triển cơ khí phục vụ nông nghiệp. Bên cạnh đó, nếu có thể xuất khẩu, sẽ giúp cân bằng cán cân thương mại, đóng góp cho sự phát triển kinh tế đất nước. Đó là xu thế CSR mới”.
Hiện nay, trên thế giới và tại Việt
Đây là một cách tiếp cận sáng tạo vì sự phát triển bền vững và mang lại lợi nhuận nhằm thu hút sự tham gia của những người có thu nhập thấp (chiếm hơn 30% dân số Việt
Ông Lê Văn Tam, Chủ tịch HĐQT Công ty Mía đường Lam Sơn cho biết, hiện nay, DN đang thực hiện mô hình trên, tạo việc làm cho nông dân và giúp nhiều thôn xã xóa nghèo. Ông Tam chia sẻ: “Nhà máy không có nông dân sẽ không thể phát triển. Nhà máy phải có nguyên liệu, do vậy phải giúp người nông dân và cùng người nông dân làm giàu. Nông dân có giàu thì nhà máy mới mạnh. Nhà máy có mạnh mới có đủ lực để giúp nông dân làm giàu”.
Hay theo ông Nguyễn Như So, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dabaco: “Công ty cung cấp nguyên liệu đầu vào, thức ăn, con giống cho người nông dân chăn nuôi, hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu toàn bộ sản phẩm đầu ra. Mô hình này giúp đảm bảo cuộc sống cho người nông dân, gánh cho họ những rủi ro dịch bệnh và giúp họ luôn làm ăn có lãi”.
“Mô hình kinh doanh với người nghèo trở thành chiến lược kinh doanh khả thi nhằm tạo sự tăng trưởng trong các thị trường mới, giảm chi phí giao dịch trong chuỗi cung ứng; quản lý các bên tham gia, kiểm soát rủi ro, phát triển lực lượng lao động và tận dụng tối đa các cơ chế tài chính”, ông Trần Phú Sơn nói.
Rõ ràng, CSR là một bài toán, trong đó các bên tham gia cùng có lợi. CSR không đối lập với lợi nhuận trong kinh doanh mà ngược lại giúp DN phát triển bền vững và tăng lợi nhuận trong dài hạn. Nhận thức này của các DN sẽ góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế đất nước, tạo công ăn việc làm, nâng cao an sinh xã hội, nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng cuộc sống của cộng đồng, cũng như nâng cao sức cạnh tranh của Việt Nam trên thương trường quốc tế.
Theo ông Sơn, CSR không chỉ thể hiện tầm nhìn và định hướng chiến lược của doanh nhân, mà còn thể hiện cái tâm và tinh thần doanh nhân chân chính. Chúng ta đang hội nhập, không chỉ về mặt kinh tế, mà còn về mặt văn hóa, quan điểm và đạo đức kinh doanh. Các tổ chức kinh tế quốc tế và kinh tế khi tìm kiếm các đối tác ở Việt