Tâm lý NĐT Việt Nam yếu nhất thế giới

Tâm lý NĐT Việt Nam yếu nhất thế giới trong một tuần hoảng loạn vì tin đồn. Đó chính là nhận định của một nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) người Nhật Bản mà tôi có dịp được nói chuyện trong vài ngày qua. Đây chính là vấn đề mà bài viết này muốn chia sẻ với các NĐT và bạn đọc qua câu chuyện của NĐT Nhật này.
Hầu hết các NĐT nhỏ lẻ bị chi phối, bị dao động khiến các quyết định mua bán của mình rơi vào một tâm trạng: khi mua là mua bằng được, khi bán là bán bằng mọi giá. Hầu hết các NĐT nhỏ lẻ bị chi phối, bị dao động khiến các quyết định mua bán của mình rơi vào một tâm trạng: khi mua là mua bằng được, khi bán là bán bằng mọi giá.

Cái cần nhất lúc này chính là tâm lý của NĐT, họ bị mất phương hướng, đầu tư do tin đồn vô căn cứ từ những khuyến cáo của một số CTCK về chính sách của Chính phủ, chính sách tiền tệ và cả những thủ thuật cắt lỗ. Hầu hết các NĐT nhỏ lẻ bị chi phối, bị dao động khiến các quyết định mua bán của mình rơi vào một tâm trạng: khi mua là mua bằng được, khi bán là bán bằng mọi giá. Kết cục, tỷ lệ thua lỗ của hầu hết các NĐT bầy đàn, nhỏ lẻ lên đến 30%, có người tới 50% danh mục đầu tư. Và số lượng người thua lỗ như thế, có lẽ chiếm tới 80% các NĐT hiện nay trên sàn chứng khoán khắp cả nước.

Trong khi đó, nhiều tổ chức, các CTCK, nhà ĐTNN hoặc các NĐT VIP hay gọi là BBs thì âm thầm gom hàng giá rẻ. Họ chính là 20% còn lại của thị trường mà NĐT cá nhân nhỏ lẻ cần phải biết. Trong tất cả các kênh đầu tư hiện nay, cá nhân tôi cho rằng, đầu tư vào TTCK là kênh đầu tư hấp dẫn nhất, tỷ lệ sinh lời và tỷ suất lợi nhuận cao, thời gian quay vòng vốn nhanh, ít nhất là trong thời điểm hiện nay khi kênh đầu tư khác như BĐS, vàng khá trầm lắng hoặc gặp nhiều rủi ro (các NĐT vàng hầu hết 95% là thua lỗ vì đánh xuống). Đầu tư vào chứng khoán cũng gặp những rủi ro, nhưng thật đáng tiếc khi rủi ro gặp phải chính là do NĐT tự gây nên cho mình vì tâm lý hoảng loạn không ổn định qua một số thông tin chưa được kiểm chứng  từ một số CTCK, từ một số web về tài chính. Trong khi các thông tin vĩ mô và các chính sách của Chính phủ về dài hạn là rất khả quan, các DN niêm yết đều vượt qua khó khăn tạo đà tăng trưởng tốt hơn trong thời gian tới... Có thể khẳng định chắc chắn rằng, kinh tế nước ta đã vượt qua đáy của khủng hoảng và đang có chiều hướng đi lên. Chính phủ cũng đã đề nghị mức tăng trưởng GDP của năm 2010 cao hơn mức đạt được năm 2009, đây là những tín hiệu tốt của nền kinh tế trong đó có TTCK.

Cá nhân tôi vẫn đang đầu tư khoảng 20 tỷ đồng. Bản thân và qua bạn bè, tôi được biết khối lượng tiền mặt trong các NĐT hiện cũng còn nhiều, song do tâm lý lo sợ một diễn biến xấu có thể xảy ra nên hầu hết NĐT mua thăm dò và ít chịu giải ngân tham gia thị trường. Bên cạnh đó, hiện tại do thiếu nhiều thông tin hỗ trợ tầm vĩ mô nên NĐT sẽ còn nhiều lo ngại về thị trường trong thời gian sắp tới. Song có một điều dễ thấy là khối lượng tiền mặt luôn sẵn sàng bùng nổ một khi nhiều tín hiệu tốt về kinh tế trong nước, khu vực và quốc tế đem lại tâm lý ổn định cho NĐT.

Kết thúc cuộc trò chuyện về kinh tế chứng khoán Việt Nam, về một tuần hoảng loạn tâm lý của nhiều NĐT, NĐT người Nhật nói với tôi: Không có gì phải sợ hãi quá như thời gian qua. Hãy nắm giữ cổ phiếu tốt và đừng bán ra, thị trường chắc chắn sẽ lên lại mà thôi.

Hữu nghĩa, TP. HCM
Hữu nghĩa, TP. HCM