Sự bùng phát của Covid-19 cũng là nhân tố cộng hưởng, làm gia tăng làn sóng dịch chuyển dân cư sang phía bên kia sông Hồng, nơi được kỳ vọng sẽ mang đến môi trường sống mới sôi động, giúp cân bằng cuộc sống hiện tại.
Tái khởi động một đề án “ngủ quên”
Giữa năm 2019, Đề án Giãn dân phố cổ đã khởi động trở lại sau nhiều năm tháng tưởng chừng như “ngủ quên”.
Trước đó, năm 1998, UBND TP. Hà Nội công bố Đề án Giãn dân phố cổ. Mục tiêu của Đề án là giảm cơ học mật độ dân cư trong khu phố cổ, từng bước cải thiện đời sống người dân, nhằm bảo tồn và tôn tạo phố cổ, góp phần phát huy các giá trị di sản vật thể của Thủ đô.
Ở góc độ phát triển kinh tế, việc giãn dân và tiến tới tôn tạo phố cổ sẽ góp phần gia tăng chất lượng khách du lịch tới Thành phố thông qua số lượng du khách và việc kéo dài thời gian lưu trú.
Theo Ban Quản lý phố cổ Hà Nội, mục tiêu đến năm 2020 của Đề án Giãn dân phố cổ là di dời khoảng 30.000 dân ra khỏi khu vực để mật độ dân số nơi này giảm xuống mức 50.000 người/km2 so với mật độ khi lập Đề án là 84.000 người/km2.
Việc đẩy nhanh thực hiện Đề án Giãn dân phố cổ là cần thiết, bởi đã đến lúc, người dân phố cổ cần có động lực lựa chọn cuộc sống mới với chất lượng tốt, thay vì phải đối mặt với nguy cơ mất an toàn từ sự xuống cấp của các công trình nhà ở.
Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, có thể thấy, sau gần 20 năm triển khai thực hiện Đề án Giãn dân phố cổ, đến nay vẫn hiện hữu những khu phố cổ với mật độ dân số lớn, những ngôi nhà nhỏ hẹp, chen chúc trong các con phố sâu. Tình trạng nhà hư hỏng, tường bong tróc, lộ cả lõi thép bên trong là khá phổ biến. Việc cơi nới không gian sống để đáp ứng nhu cầu ở tiếp tục đe dọa chất lượng công trình.
Ông Chu Văn Cao (73 tuổi), một người dân phố cổ chia sẻ, hơn 20 năm qua, ông và con trai vẫn sống trong căn nhà có chiều rộng 1 m, dài 2,5 m và cao 1,4 m. “Mọi việc sinh hoạt cá nhân đều phải xuống sân tập thể của ngõ. Đến cả ăn uống, hai bố con cũng tranh thủ ăn ở chỗ làm, vì căn nhà ngay cả nằm ngủ còn khó, nói gì đến nấu nướng", ông Cao nói.
Cũng như ông Cao, hàng ngàn hộ dân ở phố cổ sẵn sàng chấp nhận bám trụ trong từng căn nhà chật chội với diện tích chưa đến 10 m2 và nằm sâu trong ngõ hẻm.
Với khoảng cách sang trung tâm Thành phố chỉ mất 10 phút di chuyển, Long Biên đang là tâm điểm trong làn sóng dịch chuyển của cư dân phố cổ. |
Không phải đến hiện nay, chất lượng cuộc sống của những người dân phố cổ mới ở mức báo động xuống cấp trầm trọng. Vụ sập nhà tại 56 - Hàng Bông xảy ra vào tháng 7/2019 là hồi chuông cảnh báo về tình trạng công trình nhà ở đã đến lúc cần cải tạo cấp bách, nhằm đảm bảo sự an toàn về tính mạng cho người dân.
KTS Phạm Thanh Tùng, Chánh văn phòng Trung ương Hội Kiến trúc sư Việt Nam lo ngại: “Thực tế, có hàng ngàn số nhà với tuổi thọ trên 100 năm, nhưng những căn nhà được xây dựng thô sơ sẽ không thể trụ lại lâu. Nếu tiếp tục để như vậy thì sẽ còn nhiều căn sập xuống như vụ việc xảy ra tại Hàng Bông mới đây”.
Chính bởi vậy, KTS. Phạm Thanh Tùng nhấn mạnh: “Đừng để dân sống mòn trên di sản”. Vấn đề giãn dẫn cần phải được đẩy mạnh, trên cơ sở giải được bài toán bảo tồn di sản và cuộc sống của người dân.
Cuộc dịch chuyển sang phía bên kia sông Hồng
Đề án Giãn dân phố cổ đã trở thành động lực để người dân phố cổ tìm kiếm mội nơi sống thực sự, thay vì “nén” mình trong không gian sống chật chội, thiếu vắng những khoảng thở và mảng xanh thiết yếu. Covid-19 bùng phát và việc thực hiện chính sách giãn cách xã hội đã khiến nhiều cư dân phố cổ nhận rõ vai trò quan trọng của môi trường sống đối với sức khỏe.
Long Biên còn được đánh giá là điểm hữu xạ tự nhiên hương đối với người dân phố cổ khi đáp ứng được tiêu chí sống gần sông mà vẫn gần phố.
Bà Đỗ Vân (47 tuổi), một người dân phố cổ chia sẻ: “Covid-19 đã khiến tôi nhận thấy, môi trường sống là vô cùng quan trọng. Sống chật chội, chen chúc trong khu phố cổ đang xuống cấp sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chính mình và gia đình. Gia đình tôi đang tìm kiếm một dự án cao cấp phía bên kia sông Hồng, cụ thể là khu vực Long Biên, để đảm bảo không gian sống tốt cho sức khỏe”.
Thực tế, làn sóng kiếm tìm những dự án sống mới phía bên kia sông Hồng đã và đang gia tăng. Không phải ngẫu nhiên mà Long Biên trở thành “điểm dừng chân” của những cư dân phố cổ trong cuộc lựa chọn một nơi an cư lạc nghiệp mới. Định hướng dịch chuyển cư dân phố cổ sang Long Biên cũng đã được xác lập trong kế hoạch giãn dân phố cổ.
Xét về địa lý, khoảng cách từ Long Biên sang phố cổ chỉ mất 10 phút di chuyển. Trong khi đó, tâm lý yêu thích cuộc sống nhộn nhịp phố phường của người dân phố cổ vẫn được đáp ứng trọn vẹn tại Long Biên khi hạ tầng, dịch vụ tại đây đã phát triển đồng bộ từ sớm. Đặc biệt, trục đường Nguyễn Văn Cừ đang trở thành điểm đến của nhiều người dân phố cổ nhờ sự sôi động và gần sông Hồng.
Long Biên còn được đánh giá là điểm hữu xạ tự nhiên hương đối với người dân phố cổ khi đáp ứng được tiêu chí sống gần sông mà vẫn gần phố. Ở thời điểm ô nhiễm không khí gia tăng và tác động của dịch bệnh, khu vực phía đông Hà Nội là điểm dừng chân lý tưởng khi sở hữu điểm cộng với “lá chắn” tự nhiên mang tên sông Hồng.
Nhiều dự báo về xu hướng dịch chuyển sôi động trên thị trường bất động sản đều chỉ ra, sau Covid-19, cư dân sẽ nhắm đến những dự án cao cấp, đáp ứng tiêu chí sống xanh, sạch, sang tại khu vực Long Biên, dọc trục đường Nguyễn Văn Cừ.