Tái cơ cấu công ty tài chính, ngân hàng nhìn từ sự việc KLS

(ĐTCK-online) Thị trường chứng khoán mấy phiên gần đây cũng ảnh hưởng tới thông tin CTCK Kim Long (KLS) sẽ thực hiện phương án tái cơ cấu mô hình hoạt động và chuyển sang mô hình công ty mới.
Tái cơ cấu công ty tài chính, ngân hàng nhìn từ sự việc KLS

Nhìn chung thị trường phản ánh tiêu cực với thông tin này và đặc biệt cổ phiếu KLS giảm liên tục trên sàn niêm yết. Dưới góc độ cá nhân, thì tôi cho rằng đây là một họat động cần thiết tốt cho CTCK Kim Long nói riêng và xu hướng cải tổ đối mới của các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Ngay cả sự phá sản của các ngân hàng và công ty chứng khoán trên thế giới như Mỹ cũng xảy ra thường xuyên và là một hoạt động bình thường của thị trường.

Một điều dễ nhận thấy là trong một gian rất ngắn từ năm 2006 tới nay số lượng các công ty chứng khoán, ngân hàng được thành lập, mở rộng với tốc độ quá nhanh, sự cạnh tranh giữa các công ty ngày càng lớn và khốc liệt, khi thị trường chung bị thu hẹp thì yêu cầu các công ty chứng khoán, ngân hàng cần có các hoạt động tái cơ cấu và đổi mới là cần thiết để phù hợp với tình hinh mới. Chúng ta dễ dàng nhận thấy là năm 2010 là năm khó khăn của nhiều công ty chứng khoán và, nhiều công ty chứng khoán thua lỗ, đặc biệt các công ty chứng khoán phụ thuộc chủ yếu vào mô hình tự doanh. Đối với các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng xét dưới giác độ của cổ đông nếu lợi nhuận tạo ra nhỏ hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng thì đã là một thất bại chứ chưa nói tới bị thua lỗ. Năm 2011 và có thể tới năm 2012 thị trường tài chính Viêt nam cũng không hứa hẹn sẽ sôi động và tốt hơn năm 2010. Do vậy, nếu vẫn cứ để tồn tại cách làm việc cũ, hướng hoạt động cũ có thể gây thêm nhiều khó khăn cho công ty chứng khoán, việc tìm ra hướng đi mới phù hợp hơn là cần thiết và đáng hoan nghênh. Nhìn rộng ra trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng thì chúng cũng thấy hiện thì quá nhiều ngân công ty chứng khoán, ngân hàng trong cạnh tranh để thu hút khách hàng, thu hút vốn đã đẩy lãi suất lên quá cao hoặc đưa ra những sản phẩm ưu đãi khách hàng quá lớn gây ra những bất ổn định trong thị trường tài chính.

Vậy, tái cơ cấu các công ty chứng khoán, ngân hàng, thậm chí sáp nhập, giải thể bớt một số công ty hoạt động không hiệu quả là cần thiết và tốt hơn cho sự phát triển của thị trường tài chính của Việt Nam.

Nguyễn Hồng Hải
Nguyễn Hồng Hải