Vào ban ngày, khả năng phòng vệ của cơ thể còn mạnh, có thể thích nghi được hầu hết tác hại của bức xạ này, thì ban đêm, khả năng phòng vệ yếu đi, các bức xạ trên sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ hơn.
Người Việt Nam có xu hướng xem xét việc nằm ngủ theo lý thuyết phong thủy phương Đông như chọn hướng tốt, kị xà nhà chiếu xuống đầu giường, ánh sáng không quá gắt, nhiệt độ không quá nóng và sự thuận tiện trong sinh hoạt... Khi đã tính toán hết tất cả các yếu tố trên, chúng ta có xu hướng luôn luôn nằm ngủ tại vị trí đó, hướng đó trong thời gian rất dài, thậm chí cả đời.
Tuy nhiên, trong quá trình đo đạc nhiều nhà, chúng tôi nhận thấy hầu hết mọi người không quan tâm lắm đến các đường dây điện ngầm (tần số 50hz) trong tường đôi khi thiết kế tại ngay vị trí đầu giường ngủ, hoặc nguy hiểm hơn là sử dụng các thiết bị điện tử như sạc điện thoại, đài radio ở gần vị trí đầu giường để thuận tiện cho báo thức hay sử dụng.
Phạm vi ảnh hưởng của bức xạ điện trường áp dụng vào sinh hoạt phụ thuộc vào các thiết bị điện có được sử dụng hay không? Có mức độ tiêu thụ điện ra sao? Chẳng hạn như trường hợp phổ biến là điện thoại được cắm sạc, thì chúng ta cần cách điện thoại khoảng cách ít nhất là 35-40cm, với trường hợp không dùng thiết bị gì, cũng nên cách khoảng 8-10cm.
Khoảng 1 năm trước, một nữ gia chủ khoảng 58 tuổi, là người rất am hiểu về phong thủy phương Đông và cũng áp dụng rất nhiều các kỹ thuật phong thủy vào phòng ngủ, tuy nhiên vẫn bị chứng mất ngủ kinh niên.
Khi chúng tôi đến kiểm tra thì phát hiện ra ổ điện đặt ở ngay vị trí đầu giường. Ngoài ra, gia chủ còn có thói quen vừa sạc pin vừa đọc báo bằng điện thoại, sau đó đặt ngay vị trí cách đầu khoảng 10cm, có yếu tố tăng nặng là đầu giường lại làm bằng vật liệu kim loại. Sử dụng thiết bị đo cường độ điện trường, chúng tôi đo được thông số khoảng 30V/m ở khoảng cách 35cm; 200V/m ở khoảng cách 7cm và nếu chạm vào điện thoại thì có thể vọt lên 1200V/m. Những thông số trên là chấp nhận được trong tiêu chuẩn về mức cường độ điện trường cho phép, tuy nhiên với môi trường không gian là nơi chúng ta ngủ nghỉ trong thời gian rất dài thì lại khác. Các thông số trên đủ lớn để làm cho bộ não luôn bị kích thích, khiến cho chúng ta trằn trọc, khó ngủ. Thông số an toàn nhất cho vị trí giường ngủ là nên nhỏ hơn 10V/m. Đặc biệt, với trẻ em và thanh thiếu niên có nguy cơ cao nhất, vì các bức xạ từ điện thoại di động thấm sâu vào não đang phát triển. Bức xạ điện từ ảnh hưởng với trẻ 5 tuổi là xuyên 3/4 bộ não, trẻ 10 tuổi là 1/2 bộ não và người lớn là khoảng 1/5.
Hầu hết các nghiên cứu chính thức về tác động của điện thoại di động trong vòng 10 năm qua vẫn là đề tài gây tranh cãi, bởi những tồn tại, hạn chế về công nghệ đo lường, do việc phân tích các triệu chứng cấp tính ít khi thể hiện ra rõ ràng. Ngoài ra, việc nghiên cứu các triệu chứng mãn tính thường quá lâu, lên đến vài chục năm và rất khó để quy về là chỉ do bức xạ điện từ trường gây ra.
Tuy nhiên thực tế, ở các nước như Pháp, Phần Lan, Canada và Nga đã kêu gọi hạn chế sử dụng điện thoại di động đối với trẻ em. Tại Áo, nơi hàng chục năm nghiên cứu về ảnh hưởng có hại của bức xạ điện từ trường được thừa nhận rộng rãi hơn, điện thoại di động bị cấm tất cả các trường tiểu học.
Để ngăn chặn các tia EMF này, việc đầu tiên là nắm rõ quy luật điện từ trường. Ngoài ra, cần hạn chế tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử. Đặc biệt, với trẻ con dưới 5 tuổi, cha mẹ càng phải lưu tâm hơn đến vấn đề này. Việc tiếp theo là sử dụng các sản phẩm có khả năng chặn được, trung hòa được, làm giảm bớt đi ảnh hưởng của các tia này như các sản phẩm nối đất (grounding).
Hotline Báo Đầu tư Bất động sản: 0966.43.45.46 Email:dautubatdongsan.vir@gmail.com