Hiện tại, gần như tất cả các dự báo đều cho rằng, Fed sẽ tăng lãi suất tại kỳ họp diễn ra vào ngày 14-15/12 tới. Trong vòng 3 tuần qua, USD đã tăng giá khá nhanh và mạnh so với các đồng tiền chủ chốt trong rổ tiền tệ quốc tế.
Bên cạnh niềm tin vào khả năng tăng lãi suất của Fed, sự đi lên mạnh mẽ của “đồng bạc xanh” còn đến từ kỳ vọng của giới đầu tư vào tốc độ tăng lãi suất nhanh hơn vào năm tới, khi cho rằng, biện pháp kích cầu bằng chính sách tài khóa của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ kéo lạm phát ở Mỹ gia tăng nhanh chóng, từ đó khiến lãi suất tăng cao hơn.
Đà tăng của USD có thể sẽ tạm thời chững lại cho đến khi thị trường nhận được thông điệp rõ ràng hơn về lộ trình nâng lãi suất trong tương lai từ Chủ tịch Fed sau cuộc họp diễn ra vào giữa tháng 12 tới. Theo phân tích của giới tài chính, việc điều chỉnh lãi suất của Fed là gần như chắc chắn, bởi kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu khởi sắc, tác động đáng kể lên quyết định của Fed.
Nhờ dự đoán trước được động thái của Fed, các nhà đầu tư vàng lớn trên thế giới đã đẩy mạnh việc bán vàng. Từ đầu tháng 11 đến nay, Quỹ tín thác vàng SPDR liên tục đẩy bán vàng với khối lượng lớn, lượng vàng nắm giữ giảm khoảng 64 tấn.
"Về cơ bản, chúng ta có thể giữ tỷ giá ổn định, song cũng cần điều hành linh hoạt hơn, có thể để tỷ giá biến động theo xu thế thị trường, đi đôi với việc xây dựng năng lực ứng phó với rủi ro tỷ giá khi có áp lực"
Quốc gia.
Giá vàng thế giới tiếp tục giảm 2% trong tuần qua, có thời điểm còn 1.179 USD/ounce (mức thấp nhất từ tháng 2 đến nay), trong khi giá USD chạm đỉnh cao nhất trong hơn 10 năm trở lại đây. Thị trường đang kỳ vọng Fed tăng lãi suất thêm mức 0,25-0,75%/năm trong tháng 12 tới và tỷ lệ nhà đầu tư dự đoán điều này sẽ xảy ra đạt 93,5%.
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) - Chi nhánh TP. HCM cho biết, tỷ giá tiền đồng tăng lên trong thời gian qua, bên cạnh yếu tố tâm lý, thì phần lớn là do giá USD tăng mạnh.
Theo ông Minh, điều này đã được dự báo trước và sẽ tác động lên tỷ giá USD/VND, nhưng khó có thể tăng đột biến. Bởi thời gian qua, NHNN vẫn kiểm soát linh hoạt tỷ giá. Thực tế thị trường cũng cho thấy, cung cầu ngoại tệ vẫn ổn định trong những tháng cuối năm, dù cầu thanh toán có tăng. Do đó, ông Minh cho rằng, dù Fed có tăng lãi suất trong tháng 12/2016, tỷ giá tiền đồng cũng sẽ không có nhiều biến động.
Sau hơn 1 tuần tăng trên 150 đồng/USD, hiện tỷ giá đã giảm trở lại. Tỷ giá được niêm yết trong chiều ngày 29/11 tại các ngân hàng đều giảm khá mạnh từ 30-70 đồng/USD so với phiên 28/11. Chẳng hạn, tại BIDV, tỷ giá niêm yết ở mức 22.640-22.710 đồng/USD (mua – bán), giảm 30-40 đồng/USD; VietinBank là 22.640-22.720 đồng/USD, cùng giảm 40 đồng/USD; ACB giao dịch ở mức 22.620-22.700 đồng/USD, giảm tương ứng 70-50 đồng/USD; Eximbank niêm yết mức giá 22.630-22.700 đồng/USD, cùng giảm 60 đồng/USD…
Tương tự, tỷ giá trung tâm và tỷ giá tại các ngân hàng thương mại cũng liên tục giảm trong 2 phiên trở lại đây. Cụ thể, NHNN công bố tỷ giá trung tâm ở mức 22.121 đồng/USD trong sáng ngày 29/11, giảm 11 đồng/USD so với phiên liền trước.
TS. Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright nhận định, việc tỷ giá tiền đồng được kiểm soát ổn định từ đầu năm đến nay là một thành công lớn, cho dù thị trường thế giới có không ít biến động, chẳng hạn như sự kiện Brexit (nước Anh rời Liên minh châu Âu - EU), nhưng tỷ giá vẫn không điều chỉnh. Vì vậy, quyết định tăng lãi suất USD của Fed nếu có xảy ra thì sự tác động vào dòng vốn của các nước mới nổi khác, trong đó có Việt Nam, sẽ không nhiều. Bởi, sự lệ thuộc vào dòng vốn nước ngoài đầu tư vào chứng khoán của Việt Nam là không quá lớn, đặc biệt là tỷ lệ vay nợ ngắn hạn được kiểm soát khá chặt chẽ.
Đồng quan điểm, ông Phạm Hồng Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam cũng cho rằng, động thái tăng lãi suất của Fed đã không còn là điều bất ngờ, biên độ tăng lãi suất lần này được dự báo cũng chỉ ở mức thấp tương tự như cuối năm trước (0,25%), nên tác động đến thị trường không đáng kể. Tỷ giá sẽ không chịu ảnh hưởng lớn, cho dù cuối năm có áp lực từ cầu thanh toán.
“Về cơ bản, chúng ta có thể giữ tỷ giá ổn định, song cũng cần điều hành linh hoạt hơn, có thể để tỷ giá biến động theo xu thế thị trường, đi đôi với việc xây dựng năng lực ứng phó với rủi ro tỷ giá khi có áp lực. Đặc biệt, những tháng cuối năm 2016, khi đồng USD trên thế giới đang có xu hướng tăng mạnh trước kế hoạch nâng lãi suất của Fed, thì việc linh hoạt trong kiểm soát tỷ giá là cần thiết để hỗ trợ xuất khẩu”, một thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia đánh giá.