"Sức khỏe" của hệ thống ngân hàng nhìn từ Thông tư 19

(ĐTCK-online) Chiều 27/9/2010, Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (NHNN) ra Thông tư 19/2010/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Tổ chức tín dụng (TCTD).
Tác động của Thông tư 13 và 19 sẽ làm tăng hệ số an toàn và sức khỏe của hệ thống ngân hàng Tác động của Thông tư 13 và 19 sẽ làm tăng hệ số an toàn và sức khỏe của hệ thống ngân hàng

>> Thông tư 13 và hệ thống tài chính Việt Nam

Về tổng thể, Thông tư 19 chỉ sửa đổi theo hướng điều chỉnh cách xác định các thành phần trong các công thức tính toán của Thông tư 13, đặc biệt là tỷ lệ cấp tín dụng/huy động. Thời điểm thực hiện vẫn là ngày 1/10/2010.

Thông tư 13 quy định 5 nhóm tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động hệ thống ngân hàng, bao gồm (1) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu - CAR, (2) Giới hạn tín dụng, (3) Tỷ lệ khả năng chi trả, (4) Giới hạn góp vốn, mua cổ phần và (5) Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động. Thông tư 19 không có sự thay đổi đáng kể từ nội dung 1 đến 4. Thay đổi chủ yếu ở nội dung thứ 5.

Về tỷ lệ an toàn vốn tổi thiểu - CAR quy định tăng từ 8% lên 9% là nhằm mục tiêu nâng cao năng lực tài chính và đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng. Theo thống kê của chúng tôi, tỷ lệ này không phải khó thực hiện, nhất là khi các ngân hàng tăng vốn điều lệ lên tối thiểu 3.000 tỷ đồng vào cuối năm 2010. Dưới đây là thống kê CAR của 10 ngân hàng lớn nhất Việt Nam xét về tổng tài sản tại ngày 31/12/2009 và cập nhật của 6 ngân hàng niêm yết.

 

CAR của 10 ngân hàng lớn nhất Việt Nam

CAR (%)

Agri

VCB

BIDV

Vietin

ACB

STB

Techcom

Exim

MB

Maritime

2008

n.a

8.90%

8.94%

n.a

12.44%

12.16%

13.99%

45.89%

12.35%

n.a

2009

n.a

8.11%

9.53%

n.a

9.73%

11.41%

9.60%

26.87%

12.00%

n.a

Nguồn: Báo cáo thường niên 2008 và 2009 của các ngân hàng

 

 

CAR của 6 ngân hàng niêm yết

STT

Ngân hàng

Vốn điều lệ đến 30/6/2010 (tỷ đồng)

CAR

Ngày

Nguồn

1

ACB

7.814

9%

06/2010

Fitch

2

Vietinbank

11.523

~8% (*)

08/2010

PV

3

Eximbank

8.800

22,62%

07/2010

PV

4

SHB

2.000

17,06%

12/2009

BCTN

5

Sacombank

6.700

9,41%

06/2010

Bản tin công ty

6

Vietcombank

12.101

8,45%

06/2010

Fitch

(*) CAR của Vietinbank dự kiến sẽ tăng lên 9% sau đợt phát hành tăng vốn và 12,5% sau khi phát hành cho IFC

Nguồn: Phòng Phân tích và Tư vấn Đầu tư SSI

Về Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động, Thông tư 19 vẫn giữ nguyên tỷ lệ tối đa là 80% đối với ngân hàng thương mại và 85% đối với công ty tài chính. Tuy nhiên, cách tính tử số và mẫu số trong Thông tư 19 có những thay đổi cơ bản, bao gồm:

1. Phần tử số: Bỏ "bảo lãnh" trong dư nợ tín dụng, tác động là làm giảm tử số.

2. Phần mẫu số:

a. Bỏ quy định trong Thông tư 13 về loại trừ tiền gửi có kỳ hạn của Kho bạc Nhà nước ra khỏi nguồn vốn huy động.

b. Thay đổi quy định trong Thông tư 13 nhằm cộng tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế (trừ TCTD) vào nguồn vốn huy động, nhưng chỉ với tỷ lệ 25% (Thông tư 13 loại bỏ hẳn khoản tiền gửi không kỳ hạn không những của tổ chức kinh tế mà còn của Kho Bạc Nhà nước, Bảo hiểm xã hội và các tổ chức khác).

Với những thay đổi này, tỷ lệ tín dụng/huy động theo Thông tư 19 sẽ giảm so với Thông tư 13 do mẫu số tăng và tử số giảm. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, tổng tiền gửi không kỳ hạn của các TCKT, Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm xã hội và các tổ chức khác chiếm tới 15% -20% trong tổng nguồn vốn huy động.

Vì vậy, tác động của việc chỉ gộp 25% tiền gửi không kỳ hạn của riêng TCKT thực tế sẽ làm tăng tỷ lệ tín dụng/huy động so với trước khi có Thông tư 13 và 19.

c. Thông tư 19 cộng thêm tiền vay của TCTD khác có kỳ hạn 3 tháng trở lên vào mẫu số. Điều này giúp tỷ lệ tín dụng/huy động trong Thông tư 19 giảm bớt so với Thông tư 13.

Tuy nhiên Thông tư 19 vẫn loại bỏ tiền vay của TCTD khác có kỳ hạn nhỏ hơn 3 tháng. Trong thực tế, các tổ chức tín dụng vẫn có thể "lách" bằng cách nhận tiền gửi kỳ hạn 3 tháng nhưng cho rút tiền trước hạn không phạt.

Do không có được chi tiết các khoản tín dụng và huy động, việc tính Tỷ lệ Cấp tín dụng từ Nguồn vốn huy động ở trên không thể thực hiện bằng các thông tin lấy từ báo cáo tài chính mà các ngân hàng công bố.

Chúng tôi đã tính toán một tỷ lệ gần đúng nhất (sau đây gọi là tỷ lệ LDR) bằng cách chia Số dư cho vay trước Dự phòng rủi ro tín dụng cho Tổng huy động vốn (= "Nợ phải trả" - "Các khoản nợ khác", phần này cao hơn mẫu số tính theo Thông tư 19). Theo đó, tỷ lệ LDR trung bình của 10 ngân hàng lớn nhất năm 2008 là 54% và năm 2009 là 60%.

Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động của 10 ngân hàng

LDR (%)

Agri

VCB

BIDV

Vietin

ACB

STB

Techcom

Exim

MB

Maritime

Trung bình

2008

n.a

57%

73%

69%

38%

59%

51%

63%

41%

38%

54%

2009

n.a

61%

77%

74%

46%

65%

51%

75%

50%

40%

60%

Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2008 và 2009 của các ngân hàng

Nhìn vào bảng tính toán LDR trên, một số ngân hàng có tỷ lệ LDR gần chạm ngưỡng 80% như BIDV (77%), CTG (74%) và EIB (75%). Vì vậy, khi tính toán theo Thông tư 13 và 19 thì rất có khả năng sẽ chạm hoặc vượt mức 80%. Đây cũng là các ngân hàng mà nguồn thu chính vẫn là từ tín dụng nên số dư cho vay thường cao. Như vậy, các ngân hàng ít đa dạng hóa hoạt động và nguồn thu nhập thì rất có thể sẽ vượt tỷ lệ tối đa là 80% và sẽ phải điều chỉnh trong thời gian tới.

Tác động của Thông tư 13 và 19 sẽ làm tăng hệ số an toàn và sức khỏe của hệ thống ngân hàng. Trong quá trình thực hiện Tỷ lệ Cấp tín dụng từ Nguồn vốn huy động tối đa 80% sẽ có một số ngân hàng gặp khó khăn nhưng nhìn chung toàn hệ thống sẽ vẫn ổn định. Về tác động đến lãi suất, chúng tôi cho rằng, xu hướng lãi suất phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác, trong đó quan trọng nhất là lạm phát. Nếu diễn biến lạm phát tiếp tục cao thì khả năng giảm lãi suất là rất khó.

Đầu tư vào cổ phiếu ngành ngân hàng hiện tại có một số rủi ro, trong đó có rủi ro tăng vốn và mất cân bằng cung cầu. Bên cạnh đó, nền kinh tế cũng chưa thực sự hồi phục vững chắc, vẫn có những rủi ro vĩ mô như thâm hụt ngân sách, thâm hụt thương mại và lạm phát. Những rủi ro này đã phần nào được phản ánh vào giá khiến giá cổ phiếu ngân hàng luôn đi sau thị trường kể từ đầu năm. Gần đây, một số cổ phiếu đã đi nhanh hơn thị trường nhưng đà tăng khó kéo dài bởi những rủi ro phía trước vẫn hiện hữu. Chúng tôi giữ quan điểm Nắm Giữ/Trung lập với ngành ngân hàng ở thời điểm hiện tại.

Nguyễn Đức Hùng Linh và Nguyễn Thị Thuỳ Giang, SSI
Nguyễn Đức Hùng Linh và Nguyễn Thị Thuỳ Giang, SSI

Tin cùng chuyên mục