Sự chuyển mình mạnh mẽ sang bất động sản của Sông Đà IDC (SIC)

(ĐTCK) Thừa hưởng nhiều lợi thế từ công ty mẹ Tổng công ty Sông Đà về thương hiệu, nguồn vốn, nhân lực, quỹ đất lớn, SIC đã đầu tư phát triển bất động sản từ khá sớm.
Tiện ích tại Dự án SongDa Riverside Tiện ích tại Dự án SongDa Riverside

Tiền thân là chi nhánh phía Nam của Tổng công ty Sông Đà được thành lập vào năm 1993 và chuyển sang thành công ty cổ phần vào năm 2003. Sau chặng đường 23 năm hình thành và phát triển, Công ty cổ phần Đầu tư - Phát triển Sông Đà (SIC) từ một đơn vị chuyên về xây dựng và đầu tư các dự án thủy điện đã chuyển mình mạnh mẽ sang lĩnh vực bất động sản.

Năm 2016 là dấu mốc rất quan trọng, sau khi Tổng công ty Sông Đà thoái vốn, SIC đã thực hiện tái cấu trúc một cách mạnh mẽ, chuyển nhượng Nhà máy thủy điện Krông K’mar và Nhà máy thủy điện Đam B’ri I để tập trung nguồn lực vào các dự án bất động sản mà SIC đang đầu tư.

Thừa hưởng nhiều lợi thế từ công ty mẹ Tổng công ty Sông Đà về thương hiệu, nguồn vốn, nhân lực, quỹ đất lớn, SIC đã đầu tư phát triển bất động sản từ khá sớm với Dự án Khu dân cư Hiệp Bình Chánh, diện tích 104 ha đã hoàn thành và bàn giao cho khách hàng.

Năm 2007, Công ty khởi công Dự án Tòa nhà SongDa Tower tại quận 3, TP.HCM và bắt đầu đưa vào sử dụng năm 2010. Tiếp nối thành công này, SIC tiếp tục đầu tư các dự án có quy mô lớn hơn là Dự án Sông Đà IDC Tower với diện tích 2,4 ha tại phường 15, quận Gò Vấp,TP.HCM và Dự án Sông Đà Riverside với diện tích 2,8 ha tại phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, TP.HCM.

Trong giai đoạn 2011 - 2014, do thị trường bất động sản đóng băng, nên SIC đã tạm dừng triển khai hai dự án này sau khi đã hoàn thành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường bất động sản từ năm 2015 đến nay, cùng với đó là hạ tầng giao thông các quận vùng ven như Thủ Đức và Gò Vấp, nơi có các dự án của SIC phát triển rất nhanh trong 2 năm gần đây, kéo theo đó là các nhà phát triển dự án “rầm rập” đổ về những khu vực này đã thôi thúc SIC khởi động lại những dự án trên.

Dự án SongDa Riverside với kết cấu 5 tòa nhà tượng trưng cho năm cánh hoa mai, cũng tượng trưng cho 5 yếu tố cơ bản của thuyết Ngũ hành: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Tất cả các yếu tố đó đã kết hợp để chuyển hóa ra một năng lượng tích cực, mang lại sự giàu có, may mắn và thịnh vượng cho cộng đồng nơi đây.

Dự án Sông Đà Riverside hội tụ đủ 3 yếu tố “Nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ” khi một mặt nằm trên trục đường Quốc lộ 13, một mặt tiếp giáp với sông Sài Gòn, cách chợ đầu mối nông sản Tam Bình chỉ hơn 1km, cách ga tàu điện ngầm 300 m. Từ vị trí này di chuyển vào trung tâm quận 1 và sân bay Tân Sơn Nhất cũng chỉ mất 30 phút. Dự án được thiết kế với 5 block chung cư cao 25 tầng, gần 1.200 căn hộ với dân số khoảng 3.000 người, mật độ xây dựng khá thấp chỉ ở mức 25%.

Sự chuyển mình mạnh mẽ sang bất động sản của Sông Đà IDC (SIC) ảnh 1

Phối cảnh Dự án SongDa Riverside

Với phân khúc thị trường là sản phẩm căn hộ chung cư, nhà phố có diện tích và giá bán trung bình, dự án Sông Đà IDC Tower gồm 3 phân khu là khu nhà phố thương mại, khu căn hộ và trường tiểu học. SIC hướng đến phân khúc khách hàng có nhu cầu thực với mức thu nhập trung bình khá. Vì vậy, SIC thực hiện Dự án với các tiện ích đầy đủ cho cư dân và kết nối thuận tiện đến các khu vực xung quanh.

Thị trường bất động sản TP.HCM và các vùng lân cận đang “hồi sinh” mạnh mẽ, đặc biệt là phân khúc nhà ở giá vừa túi tiền, bao gồm nhà ở thương mại giá rẻ, nhà ở xã hội, đất nền đang rất thiếu. Với nhu cầu lớn tại khu vực này, thì việc SIC lên kế hoạch giới thiệu và mở bán dự án Sông Đà Riverside và Dự án Sông Đà IDC Tower trong năm 2017 được kỳ vọng làm nóng lên thị trường bất động sản khu vực quận Thủ Đức và Gò Vấp trong thời gian tới.

Ngoài ra, quỹ đất lớn của tại Dự án tại Đan Phượng - Hà Nội (45 ha) và Nhơn Trạch - Đồng Nai (44,5 ha), là các tiền đề quan trọng để Sông Đà IDC đón đầu cơ hội phát triển các Dự án có quy mô và đồng bộ trong thời gian tới khi hạ tầng phát triển hơn, cũng như một số công trình giao thông được đầu tư đi vào hoạt động bao gồm Sân bay Long Thành, cầu Cát Lái, cầu quận 9, hay tuyến Metro số 3 Nhổn - Ga Hà Nội.

H.Minh

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục