Soi phương án đầu tư mới Dự án cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng

0:00 / 0:00
0:00
Dự án cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng đi qua địa bàn các huyện: Chi Lăng, Cao Lộc, Văn Lãng và TP. Lạng Sơn với tổng chiều dài 59,3 km.
Việc không thể hoàn thành đoạn cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng đã khiến cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn trở thành đường cụt, phải dừng cách Tp. Lạng Sơn 30 km, cách cửa khẩu Hữu Nghị 45 km. Việc không thể hoàn thành đoạn cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng đã khiến cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn trở thành đường cụt, phải dừng cách Tp. Lạng Sơn 30 km, cách cửa khẩu Hữu Nghị 45 km.

UBND tỉnh Lạng Sơn vừa có tờ trình số 114/TTr- UBND đề nghị Bộ GTVT xem xét thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng theo phương thức PPP, loại hợp đồng BOT.

Dự án được thực hiện trên địa bàn các huyện: Chi Lăng, Cao Lộc, Văn Lãng và TP. Lạng Sơn với tổng chiều dài khoảng 59,3 km, bao gồm tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng dài 43km và tuyến kết nối cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam dài 16,3km.

Cụ thể, tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng có điểm đầu tại Km1+800 (lý trình Quốc lộ 1) kết nối với đường vào cửa khẩu Hữu Nghị (thuộc địa phận thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn); điểm cuối tại Km44+749,67 (lý trình tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn) thuộc xã Mai Sao, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.

Tuyến kết nối cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam cũng được chia làm 2 đoạn.

Đoạn tuyến số 1 có điểm đầu Km0+000 giao với tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng (lý trình khoảng Km7+700); điểm cuối Km14+353 tại nút giao giữa Quốc lộ 4A và đường vào cửa khẩu Tân Thanh dài khoảng 14,4km).

Đoạn tuyến số 2 có điểm đầu Km0+000 (tại nút giao IC07 Km7+500 giữa tuyến kết nối cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam với đường đi vào khu cửa khẩu Cốc Nam); điểm cuối Km1+875 tại nút giao giữa Quốc lộ 4A và đường đi vào khu cửa khẩu Cốc Nam dài 1,9 km.

Theo đề xuất của UBND tỉnh Lạng Sơn, trong giai đoạn hoàn chỉnh, tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng có chiều dài khoảng 43km được thiết kế với quy mô 6 làn xe cơ giới, chiều rộng nền đường 32,25m; tuyến kết nối cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam dài khoảng 16,3 km được thiết kế với quy mô 4 làn xe cơ giới, chiều rộng nền đường 22m.

Trong giai đoạn phân kỳ, tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng dự kiến đầu tư theo quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 17m, mặt đường rộng 16 m. Bố trí các điểm dừng xe khẩn cấp cách quãng 4-5 km/1 điểm; bề rộng cầu phù hợp với bề rộng nền đường giai đoạn phân kỳ, chiều rộng cầu 17,5m.

Tuyến kết nối cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam được đầu tư xây dựng theo quy mô 2 làn xe, bề rộng nền đường 14,5m, mặt đường rộng 12,5m. Bố trí các điểm vượt xe dài từ 1,3 - 1,8 km/1 điểm cách quãng ở cả 2 bên theo chiều xe chạy.

Với quy mô đầu tư như trên, tổng mức đầu tư Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng trong giai đoạn phân kỳ là 10.991 tỷ đồng, bao gồm cả lãi vay trong giai đoạn xây dựng, trong đó vốn nhà nước tham gia 5.000 tỷ đồng (chiếm 45,49% tổng mức đầu tư) gồm vốn ngân sách trung ương 2.500 tỷ đồng và ngân sách tỉnh 2.500 tỷ đồng. Ước tính Dự án có thời gian thu phí, hoàn vốn lên tới 31 năm 11 tháng.

Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng được Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số 1833/QĐ-BGTVT ngày 14/6/2016 với quy mô đầu tư 4 làn xe; UBND tỉnh Lạng Sơn phê duyệt điều chỉnh dự án tại các Quyết định số 1523/QĐ-UBND ngày 9/8/2018 và Quyết định số 2018/QĐUBND ngày 15/10/2018 giữ nguyên quy mô đầu tư 4 làn xe.

Tuy nhiên, theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 1/9/2021, Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng có quy mô 6 làn xe (thực hiện trong giai đoạn trước năm 2030).

Do quy mô đầu tư tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng đã có sự thay đổi so với hồ sơ thiết kế kỹ thuật đã được triển khai trước đây nên cần phải điều chỉnh lại hồ sơ (do các yếu tố hình học của tuyến phải thay đổi cho phù hợp với quy mô giai đoạn hoàn thiện là 6 làn xe).

Bên cạnh đó, do Dự án đã được tách ra thành dự án độc lập, cần phải thực hiện đầy đủ các thủ tục để triển khai lại dự án như một dự án mới từ bước lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật, tổ chức lựa chọn nhà đầu tư, công tác giải phóng mặt bằng... nên mất khá nhiều thời gian.

Đặc biệt, doanh thu thực tế của Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Bắc Giang - TP. Lạng Sơn đoạn Km45+100-Km108+500, kết hợp tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 đoạn Km1+800 - Km106+500, tỉnh Bắc Giang và tỉnh Lạng Sơn theo hình thức Hợp đồng BOT thấp hơn nhiều so với dự báo ban đầu trong phương án tài chính cũng gây khó khăn trong việc thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư tham gia vào Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng.

Anh Minh
baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục