Trong đó, cuộc soán ngôi ngoạn mục nhất là cú bứt phá của CTCP Ô tô Trường Hải (Thaco) từ vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng năm ngoái đã vươn lên vị trí quán quân, đẩy công ty có vốn hóa cao nhất trên thị trường chứng khoán là CTCP Sữa Việt Nam Vinamilk xuống vị trí thứ 2.
Quán quân mới được thành lập từ năm 1997 với tên gọi Công ty Ô tô Trường Hải và sau đó 10 đã chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần.
Năm 2014 và 2015, CTCP Ô tô Trường Hải (Thaco) là doanh nghiệp đứng đầu bảng xếp hạng của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam.
Hiện Công ty chưa công bố báo cáo tài chính quý III/2016. Tuy nhiên theo báo cáo tài chính hợp nhất đã soát xét 6 tháng đầu năm 2016 của Thaco, lợi nhuận sau thuế đạt gần 3.710 tỷ đồng, tăng 17,15% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến 30/6/2016 là 11.181 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tồn từ cuối năm 2015 gần 7.500 tỷ đồng.
Thaco giữ số 1 Việt Nam về lượng xe bán ra
Về doanh số bán hàng, 11 tháng năm 2016, THACO đã con số kỷ lục trên 100.000 xe, tiếp tục giữ vững ngôi vị số 1 trên thị trường ô tô Việt Nam.
Riêng tháng 11/2016, doanh số THACO tiếp tục tăng trưởng ổn định khi đạt 10.001 xe, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó xe du lịch đạt 6.163 xe; xe thương mại đạt 3.838 xe, nâng tổng doanh số THACO trong 11 tháng lên 102.500 xe, tăng 44% so với cùng kỳ 2015.
2. Vinamilk
Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam 2015 và lớn thứ nhì trong bảng danh sách là doanh nghiệp hàng đầu ngành sữa. Vinamilk dù để mất ngôi đầu nhưng kết quả kinh doanh vẫn tăng trưởng đều trong những năm vừa qua.
Không chỉ là doanh nghiệp có vốn hóa cao nhất trên thị trường chứng khoán, Vinamilk còn đứng đầu về con số lợi nhuận trong khối doanh nghiệp tư nhân niêm yết trên sàn chứng khoán.
Vinamilk dù để mất ngôi đầu nhưng kết quả kinh doanh vẫn tăng trưởng đều trong những năm vừa qua
9 tháng đầu năm 2016, Vinamilk đạt tăng trưởng doanh thu 18% so với 9 tháng năm 2015. Lợi nhuận sau thuế đạt 7.535 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.
Với kết quả này, Vinamilk đạt EPS (thu nhập trên mỗi cổ phần) 4.697 đồng/cổ phiếu và sắp sửa cán đích lợi nhuận sau thuế cả năm 2016 mà Đại hội cổ đông giao phó.
Ngoài VNM, một số doanh nghiệp có vốn hóa khủng trên thị trường niêm yết với mức lãi nghìn tỷ trong 9 tháng năm 2016 đã lọt vào bảng xếp hạng như Vingroup, Masan, Hòa Phát, FPT, Thế giới di động.
3. Doji
Thông tin về tình hình tài chính của Doji không được công bố công khai. Về hoạt động, giai đoạn năm 2009 - 2015, Tập đoàn DOJI phát triển vượt trội trong những lĩnh vực bản lề về Vàng bạc đá quý (trải dài từ các hoạt động khai thác mỏ, chế tác cắt mài đá quý, sản xuất hàng trang sức; kinh doanh vàng miếng; xuất nhập khẩu vàng, xây dựng hệ thống chuỗi các trung tâm và cửa hàng trang sức cao cấp trên khắp cả nước) và mở rộng đầu tư bất động sản, các khu dự án tiềm năng, đầu tư trong lĩnh vực du lịch, trở thành cổ đông chiến lược của Công ty Artex Sài Gòn, lấn sân sang lĩnh vực tài chính ngân hàng và tái cơ cấu thành công Ngân hàng TMCP TPBank.
Tính đến nay, DOJI có 7 công ty thành viên hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con, 5 công ty liên kết góp vốn và 17 chi nhánh.
4. FPT
Hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông, doanh thu thuần 9 tháng đầu năm của FPT đạt 27.180 tỷ đồng, giảm hơn 300 tỷ so với cùng kỳ năm 2015; lợi nhuận đạt 1.744 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2015.
5. Vingroup
9 tháng đầu năm 2016, Cùng với sự tăng trưởng mạnh về doanh thu (đạt 80%), Vingroup đạt lợi nhuận sau thuế 3.094 tỷ đồng, tăng gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2015, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 1.719 tỷ đồng.
6. Masan
Là một tập đoàn đa ngành, Masan (mã chứng khoán MSN) đạt 30.148 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 58% so với cùng kỳ cho kỳ kinh doanh 9 tháng đầu năm 2016.
Trong đó, doanh thu từ thức ăn chăn nuôi đạt hơn 17.570 tỷ đồng – tăng gấp đôi so với cùng kỳ. Masan đạt lợi nhuận sau thuế 2.533 tỷ đồng 9 tháng đầu năm 2016, tăng 17% so với cùng kỳ trong đó phần lợi nhuận chia cho cổ đông công ty mẹ đạt 1.847 tỷ đồng.
Nhà máy chế biến Vonfram Núi Pháo của Masan
7. Hòa Phát
Theo báo cáo của HPG, doanh thu thuần 9 tháng đầu năm đã vượt ngưỡng tỷ đô còn lợi nhuận sau thuế tăng 58% so với cùng kỳ, lên 4.656 tỷ đồng. Hòa Phát đạt EPS 5.521 đồng cho kỳ 9 tháng.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Hòa Phát vượt mốc 4.000 tỷ lợi nhuận ròng chưa đầy một năm.
Còn Thế giới di động ghi nhận mức lợi nhuận 9 tháng đạt 1.222 tỷ đồng, tăng trưởng 64% và trong 10 tháng đạt 1.330 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ, hoàn thành 96% kế hoạch cả năm.
STT |
10 DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN LỚN NHẤT VIỆT NAM 2016 |
1 |
Công ty CP Ôtô trường hải |
2 |
Công ty CP Sữa Việt Nam |
3 |
Công ty CP Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji |
4 |
Công ty CP FPT |
5 |
Tập đoàn Vingroup - Công ty cổ phần |
6 |
Công ty CP Tập đoàn Masan |
7 |
Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát |
8 |
Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động |
9 |
Ngân hàng TMCP Sài Gòn |
10 |
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank) |