Theo ông, đâu là những điểm đáng chú ý trong xu hướng M&A giữa các DN ngành dầu khí ở khu vực Ðông Nam Á, nhất là tại Việt
Không chỉ những năm gần đây, mà vài năm tới, chúng ta sẽ chứng kiến sự gia tăng các hoạt động M&A giữa các DN hoạt động trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí. Nguyên nhân đầu tiên của xu hướng này xuất phát từ triển vọng của kinh tế toàn cầu khiến nhu cầu dầu và khí đốt tiếp tục tăng. Ngoài ra, giá dầu thô vẫn duy trì ở ngưỡng cao, hiện khoảng 104 USD/thùng. Giá dầu và khí đốt được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản dài hạn có xu hướng tăng lên như: mức suy giảm trữ lượng dầu khí, nhu cầu về sản phẩm hóa dầu tăng tại các thị trường mới và mới nổi...
Chi phí trong hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí tăng mạnh nhất khi tiến hành thăm dò, khai thác tại các vùng nước sâu. Xu hướng khai thác đầy thách thức này đang kích thích các công ty cung cấp dịch vụ kỹ thuật, thiết bị dầu khí đẩy mạnh hợp tác thông qua liên doanh, hoặc sáp nhập để hỗ trợ cải thiện tình hình tài chính. Qua đó, tận dụng các hoạt động nghiên cứu và phát triển, công nghệ của nhau để tiết kiệm chi phí nhằm đáp ứng được môi trường thăm dò, khai thác ngày càng thách thức.
Ông có thể chia sẻ một vài thương vụ M&A điển hình gần đây?
Gần đây nổi lên hai thương vụ M&A lớn trong ngành dầu khí, đó là tập đoàn CNOOC của Trung Quốc mua lại Nexen trị giá 15,1 tỷ USD và Petronas của Argentina mua lại Progress Energy trị giá 5,2 tỷ USD. Đây được xem là cách gián tiếp để có được nguồn tài nguyên, đồng thời là cách tiếp cận khôn ngoan để có được trình độ kỹ thuật và công nghệ của phía nước ngoài.
Hoạt động M&A được dự đoán sẽ tăng mạnh, nhờ các phát hiện mới đây về nguồn khí đốt tự nhiên khá lớn ở các vùng nước sâu ở Đông Phi. Nếu giá dầu vẫn ổn định, thị trường có thể chứng kiến những con số kỷ lục liên quan đến hoạt động M&A trong lĩnh vực dầu khí tại Đông Nam Á.
Trong bản đồ M&A ở khu vực Đông Nam Á, Việt
Sự hấp dẫn của khu vực Đông Nam Á như một đích đến của các thương vụ M&A trong hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí, được minh chứng bằng so sánh các tham số quan trọng về hoạt động thăm dò, khai thác tại các nước Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Thực tế cho thấy, để phát triển thị trường M&A về thăm dò, khai thác, cần có sự tham gia của các công ty từ quy mô nhỏ tới lớn. Hiện có khoảng 200 DN đang tiến hành hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí tại Indonesia, trong khi con số này tại Việt Nam là 50 DN và tại Thái Lan là 40 DN… Indonesia và Việt Nam là hai nước có tỷ lệ các giao dịch M&A về thăm dò và khai thác dầu khí lớn tại Đông Nam Á, trong đó Việt Nam ở vị trí thứ hai.
Sắp tới, các hoạt động M&A trong lĩnh vực dầu khí tại Đông Nam Á sẽ tăng, chủ yếu tập trung ở Indonesia, Malaysia, Brunei, Việt Nam và Myanmar, do các công ty dầu mỏ lớn và các công ty dầu khí quốc gia có thể sắp xếp lại danh mục đầu tư toàn cầu liên quan đến hoạt động thăm dò, khai thác.
Để có thể đón bắt hiệu quả các cơ hội do M&A mang lại, theo ông, các DN Việt
Để củng cố hoạt động M&A trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí, các quốc gia cần có nhiều lô dầu khí ở giai đoạn thăm dò, khai thác và nới lỏng hoạt động cấp phép cho các công ty thăm dò khai thác. Ở góc độ DN, khi họ duy trì được quản trị nội bộ tốt, các DN có tiềm lực và giàu kinh nghiệm quản lý, sở hữu nguồn nhân lực chuyên nghiệp, có kinh nghiệm về M&A quốc tế, đồng thời có tầm nhìn dài hạn về giá trị trữ lượng dầu khí…, sẽ là những DN có lợi thế trong triển khai các hoạt động M&A nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động.
Các DN ngày càng tìm kiếm các công ty dịch vụ dầu khí có khả năng đưa ra giải pháp “tất cả trong một”. Xu hướng này có khả năng ảnh hưởng sâu hơn đến các giao dịch M&A, bởi các nhà cung cấp dịch vụ trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, tìm kiếm sự tăng trưởng thông qua hoạt động M&A để mở rộng khu vực kinh doanh, trình độ chuyên môn hay mức độ cung cấp sản phẩm hoặc sáp nhập để cạnh tranh tốt hơn với các nhà cung cấp dịch vụ toàn cầu. Các DN lớn, có tình hình tài chính tốt, hoạt động kinh doanh hiệu quả với môi trường lao động lành mạnh, an toàn sẽ có nhiều lợi thế trong M&A.