Sau 1 năm rưỡi tài khoản vẫn lỗ, "cá mập" Pyn Elite gửi thư trả lời "tâm tư" của nhà đầu tư

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Quỹ ngoại Pyn Elite vừa gửi thư tới nhà đầu tư với nội dung trả lời các “tâm tư" sau 1 năm đầu tư nhiều khó khăn.
Sau 1 năm rưỡi tài khoản vẫn lỗ, "cá mập" Pyn Elite gửi thư trả lời "tâm tư" của nhà đầu tư

Tôi tham gia Pyn Elite Fund từ mùa Hè 2022 khi thị trường chứng khoán Việt Nam lao dốc. Sau 1 năm rưỡi, tài khoản của tôi vẫn đang lỗ. Tôi có nên lo lắng không?

Thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung và Pyn Elite nói riêng đã tăng trưởng chậm chạp trong 2 năm qua. Năm 2022 là giai đoạn khủng khiếp và tiếp theo đó là thời gian lình xình năm 2023.

Thị trường chứng khoán hiện chưa phản ánh tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp và việc lãi suất đi xuống, chưa nói tới chuyện nền kinh tế Việt Nam đang có màn biểu diễn xuất sắc và triển vọng lợi nhuận tích cực trong vài năm tới.

Năm 2022, hiệu suất đầu tư của Pyn Elite vượt trội so với chỉ số VN-Index, nhưng trong năm 2023 lại tụt phía sau. Nếu như năm 2022, hiệu suất đầu tư của Pyn Elite cao hơn 5% so với mức tăng của VN-Index thì năm nay tình hình là con số này ở mức thấp hơn gần 10%.

Hiệu suất đầu tư của Pyn Elite thấp hơn so với VN-Index trong năm 2023

Hiệu suất đầu tư của Pyn Elite thấp hơn so với VN-Index trong năm 2023

Vậy khi nào tâm lý thị trường được cải thiện?

Ngay cả những nhà đầu tư dày dặn kinh nghiệm nhất cũng không thể phán đoán chính xác biến động thị trường. Tuy nhiên, nhà đầu tư giàu kinh nghiệm có thể xác định các yếu tố tác động tới thị trường. Trong cú sốc của thị trường toàn cầu bởi đại dịch Covid-19, định giá của thị trường Việt Nam đã giảm mạnh xuống mức thấp một cách “lố bịch", với chỉ số P/S (chỉ số Price to Sale - Giá/doanh thu, thể hiện số tiền nhà đầu tư sẵn sàng chi trả cho 1 đồng doanh thu của doanh nghiệp) ở mức dưới 1.

Trong giai đoạn lãi suất ở mức thấp, chỉ số này có thể tăng lên mức 2 lần, nhất là khi chỉ số này đối với thị trường chứng khoán Việt Nam phản ánh tăng trưởng doanh thu hơn 20% mỗi năm.

Diễn biến chỉ số P/S của thị trường Việt Nam qua các năm

Diễn biến chỉ số P/S của thị trường Việt Nam qua các năm

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động một cách bất thường, đâu là lý do?

Trong tháng 10, thị trường chứng khoán Việt Nam bất ngờ giảm 10% khi nhà đầu tư cá nhân nội địa trở nên lo ngại trước con số lạm phát tại nền kinh tế Mỹ. Họ cho rằng điều này khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục nâng lãi suất và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể hạ lãi suất để ổn định tình hình.

Việc giảm 10% trong 1 tháng là rất dữ dội và nguyên nhân chủ yếu là bởi thị trường Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào nhóm nhà đầu tư cá nhân, với hoạt động giao dịch thường ngắn hạn.

Tuy nhiên, điều này cũng tạo nên cơ hội tăng trưởng mạnh bất ngờ. Nhà đầu tư cá nhân thường gấp đôi, gấp ba khoản đầu tư một cách nhanh chóng nếu nhìn thấy xu hướng tăng và các yếu tố kỹ thuật bật đèn xanh.

Tỷ trọng nhà đầu tư cá nhân tại thị trường Việt Nam ở mức cao so với các thị trường trong khu vực

Tỷ trọng nhà đầu tư cá nhân tại thị trường Việt Nam ở mức cao so với các thị trường trong khu vực

Vậy là có thể kỳ vọng tích cực bất chấp giai đoạn đáng thất vọng vừa qua?

Có nhiều lý do để kỳ vọng sự tăng trưởng của thị trường, ngay cả khi các biến động gần đây không lấy làm lạc quan. Dưới đây là chỉ số P/E dự phóng (giá ước tính trên thu nhập trong tương lai) của chỉ số VN-Index cho thấy thị trường chứng khoán đang có định giá hấp dẫn.

P/E dự phóng của VN-Index

P/E dự phóng của VN-Index

Lam Phong

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục