Trong kỳ, doanh thu giảm mạnh, nhờ vào việc ghi nhận doanh thu tài chính tăng đột biến 56,2% lên mức 269 tỷ đồng nên làm lợi nhuận giảm thấp hơn. Theo thuyết minh báo cáo tài chính, doanh thu tài chính tăng 96,8 tỷ đồng do doanh nghiệp tăng lãi tiền gửi, tiền cho vay từ 168 tỷ đồng lên 242 tỷ đồng và lãi chênh lệch tỷ giá tăng từ 1,7 tỷ đồng lên 26,8 tỷ đồng.
Trong khi đó, các chi phí như bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm lần lượt 19% và 15%, mức giảm thấp hơn mức giảm của doanh thu.
Bên cạnh việc kết quả kinh doanh giảm, hiệu quả kinh doanh cũng có dấu hiệu giảm mạnh khi biên lợi nhuận gộp đã giảm từ 76,5% về mức 27,5% trong kỳ.
Doanh nghiệp có lý giải việc doanh thu giảm do ảnh hưởng khủng hoảng không mong đợi của đại dịch Covid-19.
Không những kết quả kinh doanh giảm sâu, dòng tiền hoạt động kinh doanh chính có dấu hiệu âm mạnh. Cụ thể, trong kỳ dòng tiền hoạt động kinh doanh âm tới 1.097 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2019 dương 378 tỷ đồng. Trong kỳ, dòng tiền thuần âm tới 1.669,5 tỷ đồng làm giảm lượng tiền mặt từ 4.115,9 tỷ đồng về mức 2.447,1 tỷ đồng.
Biểu đồ mô tả diễn biến khoảng mục tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn của SAB
Có thể thấy, kết quả kinh doanh giảm mạnh của SAB bị tác động kép từ Nghị định 100 về hạn chế bia - rượu khi tham gia giao thông, cũng như dịch Covid-19 đã thay đổi hành vi tiêu dùng.
Mặc dù hiện tại đã gỡ bỏ giãn cách xã hội và cuộc sống dần khôi phục, tuy nhiên theo các chuyên gia, nền kinh tế sẽ tiếp tục hoạt động dưới mức tiềm năng cho tới khi nào vắc xin được tạo ra, cũng như tránh lây lan bệnh ra cộng đồng. Chính vì vậy, nỗi lo dịch quay trở lại vẫn còn đó, hành vi tiêu dùng khó thể quay trở giống như trước dịch, điều này sẽ là thách thức với SAB.
Diễn biến giá cổ phiếu SAB