Rừng Tràm Trà Sư - Nơi hòa quyện tình yêu giữa con người và thiên nhiên

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Tương phản với những mất mát màu xanh của đó đây trên dải đất hình chữ S là một sự phù trú đến ngỡ ngàng ở vương quốc Tràm Việt Nam.
Rừng Tràm Trà Sư - Nơi hòa quyện tình yêu giữa con người và thiên nhiên

Hậu quả của phá hoại môi trường

Từ đầu năm 2020 đến nay, nước ta phải đối mặt 16 loại hình thiên tai, 186 trận giông, lốc, mưa lớn, mưa đá đặc biệt bất thường trên 43 tỉnh, thành phố, kéo dài và trên diện rộng tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Thiên tai đã làm 47 người thiệt mạng, thiệt hại gần 3.400 tỷ đồng.

Như một vòng nhân quả khép kín, những cơn giận dữ của thiên nhiên là cách đáp trả thái độ ứng xử của con người với môi trường sinh thái. Và sau cơn bão lũ ở miền Trung là nghìn tỷ thiệt hại sẽ còn tăng thêm những con số bất an.

Nhiều cánh rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ đầu nguồn đang bị chặt phá, khai thác gỗ lậu. Khi mất rừng, đồi núi trơ trụi thì hạn hán về mùa khô, lũ lụt về mùa mưa là điều ai cũng có thể thấy trước.

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Số liệu từ Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho thấy, trong 4 tháng đầu năm 2020, cả nước đã phát hiện 3.252 vụ vi phạm các quy định của Luật Lâm nghiệp, giảm 360 vụ, giảm 10% so với 4 tháng năm 2019; diện tích rừng bị thiệt hại 252 ha. Tổng số vụ vi phạm đã được xử lý trong 4 tháng là 2.385 vụ, trong đó, xử phạt hành chính 2.306 vụ, xử lý hình sự 79 vụ; tịch thu 4.079 m3 gỗ; thu nộp ngân sách 25,3 tỷ đồng.

Không thể phát triển bằng mọi giá, đánh đổi thiên nhiên lấy phát triển, vì đó là phát triển không bền vững. Nhận thức này phải được quán triệt từ khâu hoạch định chính sách, pháp luật đến các biện pháp bảo đảm thực thi trong thực tế.

Nơi hòa quyện tình yêu giữa con người và thiên nhiên

Tương phản với những mất mát màu xanh của đó đây trên dải đất hình chữ S là một sự phù trú đến ngỡ ngàng ở vương quốc Tràm Việt Nam. Trên vùng đất nhiễm phèn nặng, vào những năm 1980, An Giang đã trồng thử nghiệm giống tràm Úc nhằm phủ xanh hoang hóa. Qua nhiều năm, từ những diện tích ít ỏi ban đầu, giờ đây đã là khu rừng tràm nguyên sinh cực kỳ tươi tốt.

Năm 2017, theo chủ trương xã hội hóa ngành du lịch, UBND tỉnh An Giang đã chấp thuận cho Công ty cổ phần Du lịch An Giang thuê làm du lịch, Trà Sư đã có “cú thoát xác” thật kỳ diệu. Các loài chim trời - cá nước nườm nượp hội tụ về, thảm thực vật không ngừng sinh trưởng mát mướt qua từng ngày.

Độ giàu có và vẻ đẹp bình yên của rừng Tràm Trà Sư đã lập được những kỷ lục vô đối để xác lập danh hiệu “Rừng Tràm đẹp và nổi tiếng nhất Việt Nam” với những công trình ấn tượng như; cầu tre trong rừng dài nhất Việt Nam, cầu kiều mang phong cách hoàng gia đẹp nhất.

Những cái nhất ấy đã chạm khắc vào thành ngữ “Vạn sự tại nhân - thành sự tại thiên” đúng cả về ngữ - nghĩa khi “xê dịch” đến thiên đường xanh ngập nước phíaTây Nam.

Cũng nơi xa xôi ấy, đại công trình điện mặt trời như những đóa hoa hướng dương khổng lồ trên dãy Thất Sơn kiêu hùng tựa như tấm khiên chắn thiên tai. Một công đôi chuyện, thu phục nắng chuyển hóa thành dòng điện sáng lung linh xua bóng đêm lạc hậu, nhà đầu tư vĩ đại ấy còn từng bước kiến tạo trở thành khu du lịch khám phá - dã ngoại độc đáo.

Không hủy hoại môi trường, không phí phạm tài nguyên, nâng niu kho báu thiên nhiên sạch vô tận mà không phải mất một xu nào để mua hoặc nhập khẩu như những loại năng lượng khác, Tập đoàn ấy đang định nghĩa lại trang trại pin năng lượng không đơn điệu, thô kệch mà đẹp hơn và hàm súc những thông điệp ý nghĩa to lớn hơn.

Thiên nhiên có những lý lẽ riêng, hoạt động theo những quy luật vốn dĩ đã có từ thuở hồng hoang. Thay đổi tự nhiên quá ngưỡng chịu đựng, bỏ qua những quy luật ấy con người ắt hẳn sẽ phải gánh chịu sự đáp trả.

Nhà nước hãy ủng hộ nhà đầu tư năng lượng sạch bằng chính sách giá điện thương mại phù hợp. Phát triển nguồn năng lượng mới gắn với phát triển bền vững, thân thiện với thiên nhiên, bảo vệ môi trường là hướng đi cần được nhân rộng và cổ vũ bằng những chính sách hợp lý cho nhà đầu tư.

An Nhi

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục