Rất nhiều nhà đầu tư lo ngại khi giá dầu tăng vọt và duy trì vùng 120-150 USD/thùng sẽ tạo áp lực tăng lạm phát, kéo theo đó là lãi suất không thể không tăng để kiềm chế lạm phát. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các kênh đầu tư tài sản, trong đó có thị trường chứng khoán.
Trong chương trình Bí mật đồng tiền số thứ 10, ông Lã Giang Trung nhận định, nếu giá dầu duy trì ở vùng này sẽ rủi ro lớn cho kinh tế toàn cầu và có thể dẫn đến lạm phát đình đốn (lạm phát tăng mạnh nhưng kinh tế vẫn suy thoái, đi xuống).
Nguồn cung sụt giảm dẫn đến lạm phát tăng rất khác với kinh tế tăng trưởng mà lạm phát tăng. Chính vì vậy, ngân hàng trung ương cũng rất khó tăng lãi suất bởi kinh tế đang đi xuống.
Ở Mỹ cũng đã có một số chuyên gia nói về khả năng xảy ra lạm phát đình đốn, vì căng thẳng giữa Nga - Ukraina khiến giá cả hàng hoá tăng mạnh, nguồn cung ứng, thương mại trên thế giới bị chặn lại.
Tuy nhiên, Việt Nam đã kiểm soát lạm phát rất tốt. Còn trong tháng 2, con số cho thấy dấu hiệu lạm phát tăng, nhưng kinh tế chưa hồi phục, nên bài toán tăng lãi suất của Ngân hàng Nhà nước tại Việt Nam khó khăn hơn so Fed. Nếu tháng 3 lạm phát vẫn tăng, theo ông Trung, khả năng cao Ngân hàng Nhà nước không nới lỏng tiền tệ nữa dù chưa tăng lãi suất.
Về mức ảnh hưởng của giá dầu tăng tới an ninh năng lượng, ông Phạm Lưu Hưng, Phó giám đốc SSI Research cho biết, Việt Nam có 2 nhà máy lọc dầu và đang có thể phát triển dự án mới. Về công suất, đáp ứng tốt nhu cầu trong nước và có khả năng nhập khẩu các thị trường xung quanh, nên vấn đề này không đáng lo.
Ở mặt khác, giá dầu tăng cao thì nguồn thu ngân sách về xăng dầu sẽ tăng cao. Chẳng hạn, trong 2 tháng đầu năm, khoản này đã tăng khoảng 50% - số tiền thừa sức để bù đắp cho phần sử dụng cho quỹ bình ổn giá xăng dầu nếu cần.
Với các diễn biến trên, các nhóm ngành được chuyên gia đánh giá hưởng lợi trong ngắn hạn là dầu khí và liên quan dầu khí, hàng hoá (phân bón, thép…). Tuy nhiên, theo ông Trung, trong nhiều đợt tăng giá dầu liên quan đến giá dầu tăng đều rất ngắn hạn, khi giá dầu dừng đà tăng thì cổ phiếu cũng quay lại như cũ.
Với ngành dầu khí ở mặt bằng giá hiện nay, ông Trung cho rằng rủi, ro đang lớn dần chứ không phải là cơ hội nữa.
Ông Hưng chia sẻ thêm, các cổ phiếu dầu khí thì nhà đầu tư nước ngoài không thích lắm, vì họ có các công cụ khác. Chẳng hạn, nếu cổ phiếu vì chạy theo giá dầu thì họ đã mua hợp đồng tương lai giá dầu. Ngoài ra, cần nhớ, thị trường Việt Nam có biên độ, giá dầu khi tăng sốc khoảng 10%, thì cổ phiếu như PVS giỏi lắm cũng tăng trần 10% một phiên (trong khi bình thường có thể tăng trên 20%/phiên). Đến ngày hôm sau, khi giá dầu điều chỉnh, thì cổ phiếu cũng đã quay đầu giảm, trong khi cổ phiếu chưa về tới tài khoản.
Một nhóm mà nhiều người cho rằng sẽ bị ảnh hưởng là thuỷ sản, vì cho rằng xuất khẩu thuỷ sản sang Nga và Ukraina nhiều, nhưng theo các chuyên gia, thực tế số liệu cho thấy là nhỏ. Trong lúc đó, nhóm mặt hàng nông nghiệp lại được hưởng lợi từ cuộc xung đột này.
Với phân bón cũng được các chuyên gia cho là tăng trong ngắn hạn, và có rủi ro khi là đầu vào của sản xuất, nếu tăng cao quá thì có thể để hỗ trợ cho nông nghiệp thì có thể có các chính sách để kiềm chế tăng giá