
Thưa Bộ trưởng, đâu là vấn đề gay cấn nhất đối với Bộ Thương mại khi soạn thảo Thông tư này?
Đó là vấn đề làm thế nào để phân biệt giữa quyền nhập khẩu và quyền phân phối, làm thế nào để DN không lợi dụng quyền nhập khẩu để thiết lập hệ thống phân phối trá hình. Quyền kinh doanh, đặc biệt là quyền phân phối, luôn là vấn đề gay go trong các cuộc đàm phán thương mại trên thế giới. Vì thế, Bộ Thương mại đã phải nghiên cứu, cân nhắc rất kỹ vấn đề này.
Sự cân nhắc kỹ lưỡng việc phân biệt giữa hai quyền đó được cụ thể hóa bằng các quy định gì, thưa Bộ trưởng?
Theo Thông tư 09/2007/TT-BTM vừa được ban hành, quyền nhập khẩu của DN FDI là quyền đưa hàng đến Việt
Nếu nhà nhập khẩu lựa chọn một DN phân phối nào đó mà Bộ Thương mại không đồng ý thì sẽ xử lý thế nào?
Bộ Thương mại không có quyền chi phối việc lựa chọn nhà phân phối của DN FDI. Bộ Thương mại không cản trở, mà chỉ đưa ra tiêu chí lựa chọn. Đó là DN được chọn phải đảm bảo là thương nhân có đăng ký kinh doanh, mua bán hoặc có quyền phân phối chủng loại hàng nhập khẩu.
Thưa Bộ trưởng, hiện tại, bên cạnh các nhà phân phối trong nước, thì thị trường phân phối Việt
Đối với các DN FDI đã được cấp phép thực hiện quyền phân phối thì được bán buôn, bán lẻ, nhượng quyền thương mại, đại lý mua bán hàng hoá sản xuất tại Việt Nam và hàng hoá nhậu khẩu vào Việt Nam, trừ hàng hoá thuộc danh mục không được quyền phân phối. Đối với hàng hoá thuộc danh mục phân phối theo lộ trình thì thực hiện các quyền trên theo lộ trình. Tôi muốn lưu ý thêm là, DN FDI đã được cấp phép lập cơ sở bản lề, không được thực hiện bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ đã được cấp phép.
Một số DN cho rằng, quy định về việc thành lập cơ sở bán lẻ thứ hai của Thông tư 09/2007/TT-BTM là quá chặt chẽ. Ý kiến của Bộ trưởng về vấn đề này?
Như tôi đã nói ở trên, phân phối là vấn đề rất nhạy cảm, vì thế chính sách của chúng ta là phải bảo vệ những hộ kinh doanh nhỏ. Trong đàm phán WTO, chúng ta đã đấu tranh để bảo vệ họ.
Thông tư quy định việc lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất được xem xét từng trường hợp cụ thể, căn cứ vào số lượng các cơ sở bán lẻ, sự ổn định của thị trường, mật độ dân cư trên địa bàn đặt cơ sở bán lẻ, sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch địa phương. Tóm lại, việc lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất phải dựa trên một môi trường kinh doanh hợp lý.
Vấn đề còn lại là cần cụ thể hoá những yêu cầu trên. Hiện tại, Bộ Thương mại đang nghiên cứu. Vì đây là vấn đề khó, nên cũng cần có thời gian mới đưa ra được những quy định, tiêu chí cụ thể.