Từ chuyện của J.C. Penney, nhìn về hệ quả của các nhà bán lẻ theo đuổi chiến lược tăng trưởng nóng

(ĐTCK) Trong một nửa thế kỷ, các cửa hàng bán lẻ của J.C. Penney đã gia tăng cùng với các trung tâm mua sắm của Mỹ và hiện tại tập đoàn này đã rơi vào cảnh phá sản vào ngày 15/5 và cho biết, sẽ đóng cửa hơn 1/4 cửa hàng trong tổng số 846 cửa hàng.
Việc J.C. Penney rơi vào cảnh phá sản là lời cảnh tỉnh cho các nhà bán lẻ chạy theo chiến lược tăng trưởng về số lượng cửa hàng Việc J.C. Penney rơi vào cảnh phá sản là lời cảnh tỉnh cho các nhà bán lẻ chạy theo chiến lược tăng trưởng về số lượng cửa hàng

Tập đoàn J.C.Penny với gánh nặng nợ khổng lồ 8 tỷ USD là một lời cảnh báo cho việc nhận thức trong sự phát triển của các nhà bán lẻ bằng cách theo đuổi sự tăng trưởng không ngừng số cửa hàng mở mới mặc dù nó không đem lại lợi ích trong nhiều năm.

Số lượng hàng hoá bán được của cửa hàng đã giảm trong những năm gần đây trong khi chi phí thuê mặt bằng tiếp tục gia tăng. Kế đó là sự bùng nổ mua sắm trực tuyến và hiện tại là Covid-19 đã tác động tiêu cực tới tình hình kinh doanh của các chuỗi bán lẻ, theo chuyên gia kinh tế Bloomberg.

“Tôi nghĩ lần đầu tiên, các công ty này không cần phải quyết định cửa hàng nào đóng cửa, cửa hàng nào mở cửa. Họ sẽ thấy rằng họ bị bắt buộc phải đưa ra những quyết định mà có lẽ họ đã bỏ qua”, theo Simeon Siegel, chuyên gia phân tích bán lẻ tại BMO Capital Markets.

Đại dịch Covid-19 đã phá hỏng kênh bán lẻ truyền thống. Doanh thu bán lẻ của Mỹ đã giảm 16,4% vào tháng 4, giảm gấp đôi so với mức giảm 8,3% trong tháng 3. Và ngay cả khi giãn cách xã hội bị dỡ bỏ dần, tình trạng bình thường cũng khó khôi phục trở lại.

Theo dự báo của Green Street Advisors, hơn nửa các cửa hàng trung tâm thương mại có thể đóng cửa vào cuối năm 2021.

“Chúng tôi xem toàn bộ những điều này là sức ép bắt buộc phải thu hẹp. Các mặt hàng thời trang xa xỉ và các trung tâm thương mại có cung vượt quá cầu trong nhiều năm”, Craig Johnson, Chủ tịch của Customer Growth Partners cho biết.

Chương 11 của Luật Phá sản của Mỹ cho phép các nhà bán lẻ thời gian để rút lui khỏi các hợp đồng thuê mà không chịu phạt. Sau khi thu hẹp, tập đoàn này kỳ vọng doanh thu ròng là 7,5 tỷ USD so với 9,2 tỷ USD trong năm tài chính 2019. Đối với các cửa hàng còn giữ lại, Tập đoàn cho biết rằng, các cửa hàng này “tượng trưng cho những nơi bán hàng tốt nhất, lợi nhuận nhất, và hiệu quả nhất trong mạng lưới”.

Các cổ đông từ lâu đã dựa vào khả năng mở rộng mạng lưới và doanh số để đánh giá các tập đoàn bán lẻ, nhưng hiện tại sẽ phải chấp nhận với việc thu hẹp quy mô của các tập đoàn bán lẻ này, theo Simeon Siegel, chuyên gia phân tích của BMO Capital Markets.

“Các nhà đầu tư yêu cầu sự tăng trưởng và các công ty này cố gắng để làm điều đó. Nhưng sau khi Covid-19 xuất hiện, nhà đầu tư nên biết rằng chúng tôi sẽ bắt đầu lại từ số 0. Điều này làm thay đổi khái niệm về tăng trưởng. Cần phải có một sự nhận thức chung rằng một số công ty là quá lớn để có thể theo đuổi sự tăng trưởng và có lẽ sẽ lành mạnh hơn nếu các công ty này thu hẹp trở lại”, ông Simeon Siegel nói.

Vũ Duy Bắc
Theo báo chí nước ngoài

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục