Theo chân Mỹ, Brazil dọa rút khỏi WHO

Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro dọa sẽ rút khỏi WHO sau khi tổ chức này cảnh báo các nước Mỹ Latinh sẽ gặp rủi ro lớn nếu nới lỏng các biện pháp chống dịch Covid-19 lúc này.
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro. Ảnh: AFP Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro. Ảnh: AFP

Số ca tử vong do Covid-19 tại Brazil đã vượt Italy tính đến cuối ngày 4/6, nhưng Tổng thống Bolsonaro vẫn cho rằng cần nhanh chóng gỡ bỏ các biện pháp cách ly và giãn cách xã hội bởi thiệt hại về kinh tế lớn hơn nhiều so với các rủi ro y tế cộng đồng.

Brazil and Mexico, hai quốc gia đông dân nhất khu vực Mỹ Latinh, ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 cao nhất khu vực, chưa kể đại dịch cũng càn quét lãnh thổ các nước khác, gồm Peru, Colombia, Chile và Bolivia.

Đến nay hơn 1,1 triệu người Mỹ Latinh nhiễm Covid-19. Hầu hết lãnh đạo các nước tỏ ra thận trọng với đại dịch hơn Tổng thống Bolsonaro. Một số chính trị gia từng ủng hộ các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt chống dịch trong tháng 3 và tháng 4, nay quay ra hối thúc mở cửa nền kinh tế do tình trạng suy thoái và đói nghèo gia tăng.

Theo nhật báo Folha de S.Paulo (Brazil), đã quá 100 ngày kể từ khi Tổng thống Bolsonaro mô tả Covid-19 là virus “giết người Brazil từng phút”. “Khi bạn đọc được điều này, đã có thêm người Brazil chết vì Covid-19”, tờ báo nêu.

Đại dịch Covid-19 cướp đi sinh mạng hơn 35.000 người tại Brazil, nhiều hơn số ca tử vong do virus này bên ngoài Mỹ và Anh. Bộ Y tế Brazil xác nhận số ca mắc Covid-19 tại nước này đã vượt 600.000 người và hơn 1.437 người chết vì Covid-19 trong ngày 4/6. Đêm 5/6, Brazil ghi nhận thêm 1,005 người chết vì Covid-19, còn Mexico có thêm 625 ca tử vong vì virus này.

Bình luận về việc Brazil tìm cách nới lỏng các biện pháp chống dịch trong bối cảnh số ca tử vong và mắc Covid-19 mới tại nước này vẫn tăng lên từng ngày, người phát ngôn Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Margaret Harris cho rằng chỉ nên gỡ bỏ gỡ bỏ các biện pháp phong tỏa khi mức độ lây lan của dịch bệnh chậm lại.

“Dịch Covid-19 tại Mỹ Latinh ngày càng đáng lo ngại”, bà Harris cho biết tại cuộc họp báo mới đây ở Geneva. Trong số 6 tiêu chí, thì tiêu chí mức lây lan của dịch bệnh giảm dần là điều cần cần nhắc nhiều khi quyết định nới lỏng các biện pháp chống dịch.

Phát biểu với báo giới cuối ngày 5/6, Tổng thống Bolsonaro cho biết Brazil sẽ xem xét việc rời WHO nếu tổ chức này ngừng hoạt động kiểu phe phái chính trị.

Tổng thống Mỹ Donald Trump, một đồng minh lý tưởng của Tổng thống Bolsonaro, tháng trước tuyên bố Mỹ sẽ cắt đứt quan hệ với WHO với cáo buộc tổ chức này là “con rối” của Trung Quốc - nơi dịch Covid-19 bùng phát đầu tiên trên thế giới hồi đầu tháng 12/2019.

Việc Tổng thống Bolsonaro bác bỏ các rủi ro y tế và tìm cách gỡ bỏ các biện pháp chống dịch, vấp phải sự chỉ trích trong nước, một số chính trị gia cáo buộc ông Bolsonaro lợi dụng khủng hoảng dịch bệnh để phá bỏ các định chế dân chủ.

Mặt khác, ông Alfonso Vallejos Parás, dịch tễ học và giáo sư y tế cộng đồng của Đại học Tự trị Quốc gia Mexico cho rằng số ca mắc Covid-19 tại Mỹ Latinh tăng cao, đồng nghĩa chỗ chú chân của virus tại khu vực này đang hẹp dần. Tuy nhiên, “rất khó để dự đoán khi nào mức độ lây lan của virus suy giảm”, chuyên gia Alfonso Vallejos Parás cho biết.

Lê Quân ​
baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục