SEC kiện các đại gia ngân hàng về các khoản nợ thế chấp

Theo một số nguồn tin, Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ(SEC) sẽ điều tra các ngân hàng Royal Bank of Scotland (RBS), Credit Suisse và nhiều định chế tài chính khác về việc xử lý các khoản nợ thế chấp có vấn đề.
Royal Bank of Scotland và 1 vài định chế tài chính sẽ bị Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ điều tra Royal Bank of Scotland và 1 vài định chế tài chính sẽ bị Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ điều tra

Cụ thể, SEC sẽ điều tra xem liệu các ngân hàng có lừa dối các cổ đông về con số các khoản nợ họ buộc phải mua lại do tình trạng vỡ nợ trước đó hay không và lượng vốn dự trữ có đủ cho các khoản mua đó hay xử lý các vụ kiện tụng liên quan hay không.

 

Tháng trước, RBS đã tiết lộ thông tin về cuộc điều tra đó và cho rằng nó liên quan tới những thiếu sót trong tài liệu và các biện pháp sửa chữa đã được thực hiện để khắc phục những thiếu sót đó. Cuộc điều tra cũng tìm kiếm những thông tin liên quan tới các trường hợp vỡ nợ trước đó và các yêu cầu mua lại các khoản nợ. RBS cũng cho biết họ đã hợp tác với cuộc điều tra và không thấy nhiều yêu cầu mua lại và không ngừng bất kỳ hoạt động tịch thu tài sản thế nợ nào của Mỹ.

 

Theo các hồ sơ tòa án, Credit Suisse cũng đã bị SEC điều trần về những chứng cứ được đưa ra trong một vụ kiện kín. MBIA đã kiện Credit Suisse, cho rằng ngân hàng này đã gian lận trong việc bán các chứng khoán được đảm bảo bằng các khoản nợ không đáp ứng được các tiêu chuẩn bảo hiểm. Một phát ngôn của MBIA cho biết công ty luật đại diện cho họ về các vấn đề pháp lý cũng đã bị SEC điều trần về các tài liệu liên quan tới vụ kiện tụng đó. Tuy nhiên, Credit Suisse đã phủ nhận mọi hành động sai trái.

 

Cuộc điều tra cũng hướng tới xem xét liệu các ngân hàng có bán cho các nhà đầu tư các chứng khoán được đảm bảo bằng các khoản thế chấp mà họ biết rõ không đạt tiêu chuẩn bảo hiểm hay không. Cụ thể, SEC sẽ điều tra về việc một số ngân hàng đã thỏa thuận với những người khởi tạo về các khoản nợ có vấn đề nhưng không thông báo về các thỏa thuận đó hoặc thay thế các khoản nợ xấu đó theo yêu cầu của hợp đồng. Hành động này được coi là “phết hai lần” bởi vì các ngân hàng đã thu phí hai lần, lần một đểchứng khoán hóa các khoản nợ và lần hai là các khoản thanh toán.

 

Cũng theo nguồn tin, các ngân hàng hiện đang được tổng chưởng lý New York điều tra về các hành động thế chấp tương tự bao gồm RBS, JPMorgan Chase, UBS, Deutsche Bank, Goldman Sachs, Bank of America và Morgan Stanley.


DĐDN

Tin cùng chuyên mục