Phố Wall có quý tăng điểm mạnh nhất kể từ 1998

Chứng khoán Mỹ khép lại tháng 6 bằng một phiên giảm điểm nhưng vẫn có được quý thành công nhất trong hơn 10 năm qua.
Kết thúc quý 2, chỉ số S&P 500 tiến thêm 15,2% và chỉ số Dow Jones tăng 11% - Ảnh: AP. Kết thúc quý 2, chỉ số S&P 500 tiến thêm 15,2% và chỉ số Dow Jones tăng 11% - Ảnh: AP.

Hôm thứ Ba, Standard & Poor's/Case-Shiller đã công bố chỉ số giá nhà ở Mỹ trong tháng 4/2009 giảm 18,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 4, chỉ số giá nhà ở 20 khu vực trung tâm tại Mỹ đã giảm 0,6% so với tháng 3.

Cùng ngày, Tổ chức nghiên cứu Conference Board của Mỹ cho biết, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng ở nước này trong tháng 6/2009 đã giảm mạnh xuống 49,3 điểm - thấp hơn nhiều so với mức dự báo 55 điểm của giới phân tích đưa ra trước đó, từ mức 54,8 điểm trong tháng 5/2009.

 

Cũng theo nghiên cứu của Conference Board, 44,8% số người Mỹ được hỏi nói rằng tìm việc làm trở nên rất khó khăn, trong khi đó trong tháng 5 tỷ lệ trả lời như vậy là 43,9%. Các kết quả thăm dò của Conference Board đều cho thấy niềm tin người tiêu dùng Mỹ có xu hướng giảm đi.

 

S&P 500 và Dow Jones chững lại trong tháng 6

 

Chứng khoán Mỹ đã giảm điểm sau khi kết quả thăm dò cho thấy niềm tin người tiêu dùng đột ngột giảm, tuy nhiên Phố Wall vẫn có được quý tăng điểm mạnh nhất kể từ năm 1998.

 

Phiên giao dịch cuối quý 2, cổ phiếu ngành công nghiệp, năng lượng, tài chính và nguyên vật liệu cơ bản đồng loạt giảm điểm. Tuy nhiên, những cổ phiếu blue-chip có sức ảnh hưởng tới thị trường lại giảm điểm với biên độ dưới 1% nên đà giảm chung của thị trường cũng vì thế không bị đẩy xuống quá sâu.

 

Trong ngày giao dịch, chỉ số S&P 500 và Dow Jones có lúc đã giảm tới 1,5%, nhưng nhờ sức bật trở lại của các blue-chip nên cả hai chỉ số này đã thoát khỏi phiên giảm điểm trên 1%.

 

Trong tháng 6, chỉ số S&P 500 đã nhích 0,02%, chỉ số Dow Jones hạ 0,6% và chỉ số Nasdaq tiến thêm 3,4%.

 

Kết thúc quý 2, chỉ số S&P 500 tiến thêm 15,2% - mức tăng điểm mạnh nhất kể từ quý 4/1998, chỉ số Dow Jones tăng 11% và chỉ số Nasdaq tăng 20,1%. Mức tăng điểm của thị trường Mỹ chủ yếu diễn ra trong tháng 4 và tháng 5.

 

Điểm qua kết quả giao dịch ngày 30/6: chỉ số Dow Jones giảm 82,38 điểm, tương đương -0,97%, chốt ở mức 8.447.

 

Chỉ số Nasdaq phiên này mất 9,02 điểm, tương đương -0,49%, chốt ở mức 1.835,04.

 

Cuối cùng, chỉ số S&P 500 hạ 7,91 điểm, tương đương -0,85%, đóng cửa ở mức 919,32.

 

Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,33 tỷ cổ phiếu, còn khối lượng giao dịch trên sàn Nasdaq đạt 2,13 tỷ cổ phiếu. Trên cả hai sàn, thị trường cứ có 5 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.

 

Quý 2, chứng khoán châu Âu tăng từ 8,23-17,72%

 

Chứng khoán châu Âu khép lại phiên giao dịch cuối quý 2 bằng một phiên giảm điểm do ảnh hưởng từ thông tin chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ giảm trong tháng 6.

 

Các cổ phiếu khối năng lượng, ngân hàng dẫn đầu về biên độ giảm điểm. Trong đó cổ phiếu BNP Paribas, Deutsche Bank, HSBC, Societe Generale và Lloyds Banking Group giảm từ 0,9-2,9%.

 

Trong khi đó, giá dầu thô tại châu Âu đã giảm hơn 3% xuống dưới 70 USD/thùng nên đã kéo cổ phiếu khối năng lượng mất điểm, trong đó cổ phiếu Total, BP, Royal Dutch Shell, Repsol và StatoilHydro giảm từ 1,2-1,7%.

 

Kết thúc quý 2, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 8,23%, chỉ số DAX của Đức tiến thêm 17,72% và chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 11,86%.

 

Kết thúc ngày giao dịch 30/6, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 44,82 điểm, tương đương -1,04%, chốt ở mức 4.249,21. Khối lượng giao dịch đạt 2,27 tỷ cổ phiếu.

 

Chỉ số DAX của Đức hạ 1,56%, khối lượng giao dịch đạt 23,1 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp mất 1,67%, khối lượng giao dịch đạt 135,56 triệu cổ phiếu.

 

Chứng khoán châu Á có quý tăng điểm kỷ lục

 

Diễn biến của thị trường châu Á gần như trái ngược với phiên trước khi thị trường Trung Quốc và Ấn Độ đã giảm điểm sau khi tăng phiên trước đó. Còn hầu hết các thị trường còn lại đã tăng điểm sau khi giảm điểm phiên liền trước.

 

Biên độ dao động mạnh đã xảy ra ở thị trường Nhật , Australia và Ấn Độ khi mức tăng giảm đã vượt trên 1%. Các thị trường còn lại dao động trong biên độ dưới +/-1%.

 

Với phiên giao dịch cuối tháng 6 này, các chỉ số chứng khoán châu Á đã tạo nên mức tăng kỷ lục trong nhiều năm qua. Hy vọng kinh tế thế giới thoát khỏi đáy suy thoái, giới đầu tư đã tăng mạnh gom mua cổ phiếu và đã tạo nên 3 tháng giao dịch rất thành công của chứng khoán châu Á.

 

Trong số 8 thị trường lớn của khu vực, chỉ số BSE của Ấn Độ có mức phục hồi mạnh nhất với mức tăng 50,3%, đứng vị trí thứ hai và thứ ba thuộc về chỉ số Straits Times của Singapore (36,8%) và chỉ số Hang Seng của Hồng Kông (35,37%).

 

Dù không nằm trong các thị trường lớn của khu vực và cũng khập khiễng nếu so mức tăng của VN-Index với các thị trường khác, nhưng rõ ràng mức tăng gần 60% trong quý 2 của VN-Index đã đưa chỉ số này tăng mạnh nhất trong khu vực châu Á.

Phố Wall có quý tăng điểm mạnh nhất kể từ 1998 ảnh 1

 

Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương phiên cuối quý 2 đã tăng 1,4% lên 104,06 điểm, tăng 29% trong quý 2 - mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1988.

 

Liên quan đến thị trường Nhật, cơ quan thống kê của nước này vừa cho biết tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 5/2009 đã tăng 5,2% - mức cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, từ mức 5% trong tháng 4.

 

Cũng theo số liệu từ cơ quan thống kê Nhật, mức chi tiêu của người tiêu dùng nước này đã tăng 0,3%, đánh đấu tháng tăng đầu tiên trong vòng 15 tháng qua. Số liệu này đã vượt ngoài dự báo của giới phân tích khi họ cho rằng mức chi tiêu của người dân Nhật sẽ giảm 1,5% trong tháng 5.

 

Sau những thông tin tích được công bố, chỉ số Nikkei 225 có lúc đã tăng 2,2%, lực cầu liên tục gia tăng và duy trì được đà tăng xấp xỉ 2% trong gần hết toàn bộ thời gian giao dịch.

 

Với phiên tăng điểm mạnh vào ngày cuối cùng của quý 2/2009, chỉ số Nikkei 225 đã gần chạm tới ngưỡng kháng cự 10.000 điểm và tăng 23% trong quý - đây là mức tăng mạnh kể từ năm 1995.

 

Theo giới phân tích nhận định, đến cuối năm 2009, chỉ số Nikkei 225 có thể đạt ngưỡng 11.000 điểm vì các nhà đầu tư đang rất hy vọng vào sự phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này. Trong quý 2, chỉ số Nikkei 225 đã đạt đỉnh ở ngưỡng 10.170,82 điểm trước khi có đợt điều chỉnh nhẹ.

 

Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 174,97 điểm, tương đương 1,8%, chốt ở mức 9.958,44.

 

Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 0,64%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc mất lên 0,12%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông xuống 0,81%. Chỉ số BSE của Ấn Độ hạ 1,28%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam giảm 2,63%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc mất 0,54%. Chỉ số ASX của Australia tiến thêm 1,68%. Chỉ số Straits Times của Singapore tăng 0,38%.

 

Thị trường

Chỉ số

Phiên trước

Đóng cửa

Tăng / giảm (điểm)

Tăng / giảm (%)

Mỹ

Dow Jones

8.529,38

8.447,00

Down82,38

0,97

Nasdaq

1.844,06

1.835,04

Down  9,02

Down0,49

S&P 500

927,23

919,32

Down  7,91

Down0,85

Anh

FTSE 100

4.294,03

4.249,21

Down44,82

Down1,04

Đức

DAX

4.885,09

4.808,64

Down76,45

Down1,56

Pháp

CAC 40

3.193,68

3.140,44

Down53,24

Down1,67

Đài Loan

Taiwan Weighted

6.391,15

6.432,16

Up41,01

Up0,64

Nhật

Nikkei 225

9.783,47

9.958,44

Up174,97

Up1,79

Hồng Kông

Hang Seng

18.528,51

18.378,73

Down149.78

Down0,81

Hàn Quốc

KOSPI Composite

1.388,45

1.390,07

Up  1,62

Up0,12

Singapore

Straits Times

2.321,21

2.325,86

Up  8,69

Up0,38

Trung Quốc

Shanghai Composite

2.975,31

2.959,36

Down15,95

Down0,54

Ấn Độ

BSE

14.912,41

14.595,85

Down189,89

Down1,28

Australia

ASX

3.882,70

3.947,80

Up65,10

Up1,68

Việt Nam

VN-Index

460,42

448,29

Down12,13

Down2,63

Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg


VNE

Tin cùng chuyên mục