Kinh tế Trung Quốc ngày càng chậm lại

(ĐTCK) Suy giảm tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể kéo dài lâu hơn trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bởi nhu cầu yếu kém đi từ bên ngoài và việc cho vay đối với các công ty nhỏ bị giới hạn, một nhà nghiên cứu thuộc cơ quan nhà nước của quốc gia này cho biết.
Tỷ trọng tiêu dùng trong GDP thấp khiến Trung Quốc chưa tận dụng được thị trường nội địa khổng lồ của mình cho tăng trưởng. Tỷ trọng tiêu dùng trong GDP thấp khiến Trung Quốc chưa tận dụng được thị trường nội địa khổng lồ của mình cho tăng trưởng.

Tăng trưởng có thể chậm lại trong vòng 9 tháng liên tiếp ở mức dưới 7% của quý I năm nay, ông Yuan Gangminh, một nhà kinh tế tại Viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho biết.

Ông Yuan, trước đây cũng đảm nhiệm vai trò là người đứng đầu của Phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô tại Viện Kinh tế, đã dự đoán mức tăng trưởng 7,4% vào quý III và 7,2% vào quý cuối cùng của năm.

Suy giảm tăng trưởng có thể gây áp lực lên các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc trong việc đẩy mạnh các nỗ lực kích thích kinh tế. Một báo cáo cuối tuần trước đã cho thấy, sản xuất của Trung Quốc có thể sụt giảm trong tháng thứ 11, Ngân hàng trung ương đang quá tập trung vào việc kiểm soát lạm phát và làm ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

“Tăng trưởng suy yếu chắc chắn sẽ còn mở rộng vào quý đầu tiên của năm tới”, ông Yuan nhận định. “Điều đó mặc dù là khó khăn nhưng cũng là cơ hội để mang lại một khởi đầu tốt đẹp cho thế hệ lãnh đạo mới để thực hiện một sự thay đổi hoàn toàn. Mọi thứ không thể trở nên tồi tệ hơn được nữa”.

Với cuộc khủng hoảng năm 2008, Trung Quốc đã ban hành gói kích thích trị giá 4.000 tỷ nhân dân tệ, tương đương với 586 tỷ USD vào thời điểm đó để kích thích kinh tế và mở rộng cửa tín dụng ngân hàng để vực dậy tốc độ tăng trưởng. Tăng trưởng hàng năm, sau khi giảm tốc trong 7 quý,  đã chạm mức đáy 6,2% trong quý đầu tiên của năm 2009 và tăng lên 11,9% một năm sau đó.

Tất nhiên, để giải thích cho sự vận động của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, không đơn giản như vậy. Các nhà kinh tế được Bloomberg khảo sát trong tháng này, có quan điểm ngược chiều với ông Yuan, đã nhận thấy sự tăng trưởng sẽ phục hồi vào quý tiếp theo. Các ước tính trung bình cho sự tăng trưởng là 7,4% trong quý thứ ba, 7,7% trong quý 4 và 7,9% trong giai đoạn đầu năm 2013.

Dữ liệu trong hai tháng qua đã tô điểm cho sự suy giảm tăng trưởng sâu sắc của kinh tế Trung Quốc sau khi tăng trưởng giảm tốc xuống mức thấp trong vòng 3 năm ở mức 7,6%. Mặc dù vậy, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã kìm lại chính sách nới lỏng sau khi đã cắt giảm lãi suất trong tháng 6 và tháng 7 và giảm tỷ lệ dự trữ cho vay yêu cầu xuống ba lần từ tháng 11 đến tháng 5.

Ban lãnh đạo Trung Quốc vẫn chưa công bố ngày bắt đầu quá trình bàn giao quyền lực. Lu Ting, nhà kinh tế trưởng tại Bank of America Corp cho biết trong tháng này rằng, chính sách kinh tế của Trung Quốc sẽ chịu ảnh hưởng nhất định.

Ông Yuan, cho biết có một vấn đề khá lớn cần phải giải quyết, đó là các kế hoạch chi tiêu của chính phủ tại địa phương là không bền vững, điều này sẽ góp phần làm suy giảm kinh tế.

“Các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Trung Quốc đang ngày càng thấy khó khăn hơn trong việc vay tiền từ các ngân hàng – khu vực cơ bản nhất của nền kinh tế đang phải chịu đựng khó khăn”, Yuan nói.

“Mục tiêu của quốc gia trong việc đạt được tốc độ tăng trưởng cung tiền 14% năm nay là hữu ích để giữ lạm phát trong vòng kiểm soát, nhưng là quá thấp để thích nghi với sự tăng trưởng mạnh”, ông Yuan nói.

Quyết định của Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ tuần trước về việc bắt đầu một chương trình mua tài sản quy mô lớn thứ 3 “có thể không nhất thiết sẽ dẫn đến dòng vốn đầu tư lớn vào Trung Quốc”, Yuan nhận định. “Nếu thị trường ở Hoa Kỳ biểu hiện tốt hơn so với Trung Quốc, thì tại sao các nhà đầu tư lại phải quan tâm tới Trung Quốc?”.

Chỉ số Standard & Poor 500 của Mỹ đã tăng khoảng 22% trong vòng 1 năm qua, trong khi chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc đã giảm 17%.

Các ngân hàng và công ty môi giới cắt giảm dự báo về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong tháng này bao gồm UBS AG, Morgan Stanley và Barclays Plc, những tổ chức đã dự đoán tăng trưởng sẽ giảm xuống mức thấp trong 22 năm ở mức 7,5% trong năm nay.

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, người tuần trước đã cam kết sử dụng chính sách tiền tệ và tài chính để thúc đẩy tăng trưởng, đã tăng tốc phê duyệt dự án cơ sở hạ tầng trong khi hạn chế giới thiệu một gói kích thích kinh tế trong quy mô của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.    


Hợp Trang (báo chí nước ngoài)

Tin cùng chuyên mục