Khủng hoảng tài chính tiếp theo sẽ xảy ra ở Trung Quốc?

Trên thực tế, rất ít nước tránh được các cuộc khủng hoảng sau khi tự do hóa lĩnh vực tài chính và hội nhập toàn cầu.
Khủng hoảng tài chính tiếp theo sẽ xảy ra ở Trung Quốc?

Khủng hoảng tài chính toàn cầu tiếp theo sẽ xảy ra tại Trung Quốc. Dù dự báo này chưa được khẳng định 100%, thế nhưng, trên thực tế, rất ít nước tránh được các cuộc khủng hoảng sau khi tự do hóa lĩnh vực tài chính và hội nhập toàn cầu.

Hãy nghĩ đến Mỹ thập niên 1930, Nhật và Thụy Điển đầu thập niên 1990, Mêhicô và Hàn Quốc cuối thập niên 1990; Mỹ, Anh và phần lớn các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu.

Khủng hoảng tài chính tác động đến mọi kiểu hình đất nước. Chuyên gia Carmen Reinhart thuộc viện kinh tế quốc tế Peterson và chuyên gia Kenneth Rogoff thuộc đại học Harvard nhấn mạnh hiện đang tiềm ẩn mối họa trên. Liệu Trung Quốc có khác không? Trung Quốc chỉ làm được điều này nếu các nhà hoạch định chính sách duy trì sự thận trọng.

Tâm lý thận trọng lại tăng cao trong tuần trước sau khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc công bố báo cáo trong đó nhấn mạnh đến việc cần phải mở cửa hệ thống tài chính. Cần phải cân nhắc kỹ lưỡng đến việc điều gì có thể xảy ra. Có thể thế giới sẽ điều tiết quá trình này tốt hơn so với trước đay.

Kế hoạch trên được công bố bởi Tân Hoa Xã, cơ quan thông tấn của nhà nước Trung Quốc, chứ không phải website của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc. Hơn thế nữa, nó được công bố dưới tên của Sheng Songcheng, người đứng đầu bộ phận thống kê chứ không phải thống đốc hay phó thống đốc. Dù sao nó cũng được công bố với sự chấp thuận của Ngân hàng Trung ương.

Kế hoạch đặt nền móng cho sự thay đổi. Thứ nhất trong 3 năm tới, đầu tư của Trung Quốc ra nước ngoài sẽ lên mạnh khi các công ty phương Tây thu hẹp. Giai đoạn thứ 2, từ 3 đến 5 năm, tín dụng đồng nhân dân tệ sẽ tăng trưởng mạnh. Trong dài hạn, từ 5 đến 10 năm, người nước ngoài có thể đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu và bất động sản Trung Quốc.

Đồng nhân dân tệ nhất thiết cần phải có khả năng chuyển đổi, dù hiện chưa rõ thời điểm. Ngoài ra, Trung Quốc cần đến các biện pháp hạn chế dòng vốn đầu cơ và vay nợ nước ngoài ngắn hạn. Nhìn chung, sẽ phải còn lâu quá trình hội nhập hoàn toàn mới diễn ra.

Tổng tiền tiết kiệm của Trung Quốc hiện hơn 3 nghìn tỷ USD, cao hơn tổng tiền tiết kiệm của Mỹ. Việc tích hợp lượng tiền lớn trên dự kiến sẽ gây ra nhiều hậu quả trên toàn cầu. Tổ chức tài chính Trung Quốc, hiện đã có quy mô lớn, gần như sẽ có quy mô lớn nhất thế giới trong thập kỷ tới. Người ta cần nhớ đến sự hội nhập của Nhật thập niên 1980 và sự suy giảm của lĩnh vực tài chính sau đó để nhận ra nhiều mối hiểm họa. Chúng ta nên lấy làm mừng rằng các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang cực kỳ thận trọng.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc có nói đến khung thực hiện các thay đổi phù hợp với Trung Quốc và nhu cầu của thế giới. Thế nhưng để điều đó xảy ra, việc bàn đến mọi khả năng ở thời điểm hiện tại là cần thiết. Chính sách của Trung Quốc không chỉ có ý nghĩa với riêng Trung Quốc bởi Trung Quốc nay đã là “siêu cường”.


TTVN

Tin cùng chuyên mục