Dow Jones thoát hiểm cuối phiên

(ĐTCK) Phiên giao dịch thứ Năm (29/3), chỉ số Dow Jones đã bất ngờ đảo chiều tăng điểm trong những phút cuối cùng của phiên.
Ảnh: Reuter Ảnh: Reuter

Trong khi đó, cũng có những nỗ lực vào những phút cuối cùng, nhưng S&P 500 và Nasdaq không đủ lực để vượt qua mức tham chiếu mà chỉ hãm đà giảm của mình.

 

Mỹ tuyên bố thất nghiệp trong tuần qua giảm xuống mức thấp nhất trong bốn năm, nhưng đã giảm dự báo cho các tuần tiếp theo và con số của tuần trước đó đã được sửa đổi cao hơn. Các nhà phân tích cho biết, dấu hiệu này báo hiệu sự cải thiện trong thị trường việc làm có thể được trì hoãn.

 

Dữ liệu khác cho thấy, thu nhập hộ gia đình Mỹ đã tăng trưởng với một tốc độ nhanh hơn trong quý thứ tư, điều này có thể giúp củng cố chi tiêu trong quý này.

 

Trở lại phiên giao dịch tối qua, kết thúc phiên, chỉ số Dow Jones tăng 19,61 điểm, (+0,15%), lên 13.145,82. Chỉ số S&P 500 giảm 2,26 điểm (-0,16%), xuống 1.403,28 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 9,60 điểm (-0,31%), xuống 3.095,36 điểm.

 

Mặc dù S&P 500 có ngày giảm thứ 3 liên tiếp, nhưng nó vẫn tăng 2,8% trong tháng và gần 12% trong quý I/2012. Đây là quý tăng mạnh nhất của S&P 500 kể từ quý III/2009 và là năm có khởi đầu tốt nhất của chỉ số này kể từ năm 1998.

 

Trong khi đó, thị trường chứng khoán châu Âu và châu Á tiếp tục có phiên giảm mạnh đồng loạt ở các chỉ số.

 

Cụ thể, trên thị trường chứng khoán châu Âu. Kết thúc phiên giao dịch ngày 29/3, chỉ số FTSE 100 của Anh, giảm 66,96 điểm (-1,15%), xuống 5.742,03 điểm. Chỉ số DAX của Đức, giảm 123,65 điểm (-1,77%), xuống 6.875,15 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 49,03 điểm (-1,43%), xuống 3.381,12 điểm.

 

TTCK châu Á đồng loạt mất điểm trong phiên giao dịch ngày 29/3. Cụ thể, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 67,78 điểm (-0,67%), xuống 10.114,79 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 276,03 điểm (-1,32%), xuống 20.609,39 điểm. Chỉ số Shanghai Composite giảm 32,72 điểm (-1,43%), xuống 2.252,16 điểm.

T.Lê (theo Reuter)
T.Lê (theo Reuter)

Tin cùng chuyên mục